MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 33 - 35)

PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.6 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC

Những năm trở lại đây, xu hướng du lịch ẩm thực (Food Tourism/ Culinary Tourism/ Gastronomie Tourism) ngày càng được du khách quan tâm và đón nhận. Kèm theo sự tiến bộ của thời đại số, sự phát triển của marketing trên nền tảng mạng xã hội mà công chúng luôn bị hấp dẫn, mời gọi đến trải nghiệm ẩm thực đặc sắc ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngồi vịng xoay xu thế đó, thậm chí vào năm 2019 mới đây nước ta đã được bình chọn trở thành điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á bởi World Travel Award. Điều đó cho thấy Việt Nam ta đangđược xem là một trong những thiên đường ẩm thực mới, rất đángđể chờđợi du khách đến đón nhận.

Du lịch ẩm thực luôn hướng đến sự phát triển bền vững thông qua các hoạt động giữ gìn và tơn tạo tài ngun mơi trường, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của những người làm du lịch ẩm thực trong việc tận dụng các nguồn tài nguyên để mang đến những món ăn mang đậm hương vị bản địa. Qua đó có thể cung cấp một khoản thu nhập cho cư dân bản địa trong việc kết hợp các loại hình du lịch nói chung và đẩy mạnh du lịch ẩm thực nói riêng. Đối với khách du lịch, du lịch ẩm thực luôn đặt mục tiêu thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của du khách trong việc thưởng thức hương vị của những món ăn song song đó giúp du khách cảm nhận, thấu hiểu nét đẹp văn hóa riêng của mỗi vùng miền, thơng qua đó giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của các bên tham gia, khắc phục các vấn đề còn tồn đọng chưađược giải quyết triệt để trong việc phát triển du lịch.

Tuy được đánh giá cao trong nền ẩm thực nhưngxưa nay ngành du lịch nước nhà vẫn chưa có nhiều chuyển biến chú trọng đến việc tạo nét đặc sắc cho nền ẩm thực. Hiện nay vẫn cịn nhiều khó khăn trong việc hấp dẫn du khách đến và quay lại trải nghiệm có thể nói đến như: hạn chế vềcơ sở vật chất, hạn chế về tour du lịch kết hợp với ẩm thực, chất lượng phục vụ ăn uống tại điểm đến chưa cao,… Và đặc biệt là vấn đề “vệ sinh an toàn thực phẩm”, số lượng lớn du khách đến trải nghiệm du lịch ẩm thực, trong đó có nét văn hóa ẩm thực đường phốđộc đáo của ta nhưng chất lượng vệ sinh lại không được đảm bảo khiến du khách khơng cịn mấy mặn mà để quay lại du lịch một lần nữa. Những đất nước khác như Myanmar, Thái Lan dù sự đặc sắc ẩm thực không bằng ta nhưng không những thực hiện tốt được vấn đề này mà cịn có thể gắn liền các giá trị văn hóa, truyền thống vào món ngon của họ, trong khi việc mà ngành du lịch Việt chúng ta làm và đang làm tốt đó chỉ là kể một câu chuyện đơn giản về món ăn đó… Từ đó tác giả

nhận thấy cần tạo dựng các hoạt động phân tích cụ thể và đưa ra những giải pháp lâu dài để bảo tồn nền ẩm thực Việt Nam đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tếnước nhà. Trước bối cảnh đó, vào năm 2017 Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã cho ra mắt Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển ẩm thực Việt Nam. Với mục đích hoạt động nhằm hướng tới bảo tồn, quảng hình ảnh ẩm thực Việt trong nước và quốc tế, kết nối với hoạt động của ngành du lịch thực hiện triển khai các chương trình du lịch ẩm thực ngày càng phát triển hơn.

Vào tháng 1/2020, Thủtướng Chính phủcũng nhắc đến hoạt động du lịch ẩm thực trong phê duyệt liên quan về Quyết định Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, điều này cho thấy Nhà nước đã giành một sự chú ý nhất định nhằm cải thiện ngành du lịch. Cụ thể, trong các mục tiêu liên quan đến chiến lược phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch Thủtướng Chính phủ xác định: “…Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam...”

TÓM TT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu một cách khá tổng quát các cơ sở lý luận vềẩm thực, du lịch ẩm thực cùng sức ảnh hưởng to lớn đến hầu hết hoạt động xã hội hiện nay của chúng ta. Đặc biệt hoạt động du lịch ẩm thực thật sự có tầm ảnh hưởng, sức hút đáng giá để ngành du lịch nước nhà tiến hành vào khai thác thực tiễn nhiều hơn trong tương lai. Cùng với đó là cho thấy đặc điểm đặc trưng của du lịch ẩm thực, cũngnhư đặt ra các điều kiện cần thiết, mục tiêu hiện tại của đất nước liên quan đến vấn đề trên.

Trong chương tiếp theo sẽ trình bày khái quát qua về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tìm hiểu về hiện trạng thực tế tình hình khai thác, phát triển du lịch ẩm thực tại tỉnh. Thơng qua hoạt động phân tích cụ thể đó để tìm ra điểm tích cực, hạn chế từ đó tận dụng cơ hội vượt qua thách thức, nâng cao hình ảnh du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn trong tâm trí du khách hàng, đẩy mạnh phát triển du lịch đất nước nói chung là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

CHƯƠNG 2. THC TRNG KHAI THÁC M THC TRONG HOT

ĐỘNG DU LCH TI TNH BÀ RA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực vũng tàu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)