Nghiên cứu khoa học của SV

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 39 - 41)

11. Dự kiến bố cục của luận án

1.2. Các khái niệm cơ bản của luận án

1.2.4. Nghiên cứu khoa học của SV

Mục đích giáo dục của các cơ sở giáo dục ĐH là đào tạo các nhà chun mơn có phẩm chất năng lực, có khả năng tham gia tích cực vào q trình phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học và cơng nghệ quốc gia.

Tại mục 1 và 2 điều 16, Điều lệ trường Đại học 2010 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

"Hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới góp phần hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu

khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên, người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và tạo ra phương pháp, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần tạo cơ sở cho hợp tác quốc tế về KH&CN"

Đối với SV, “NCKH là một hình thức tổ chức dạy học bắt buộc … trong đó SV bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức tổng hợp về nghề nghiệp tương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề KH do thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Trên cơ sở đó, có thể đào sâu, mở rộng và hồn thiện vốn hiểu biết của họ”. Có thể thấy những lợi ích của NCKH đối với SV như sau:

Tạo cơ hội cho SV tìm tịi phát hiện tri thức mới bằng sức lực, trí tuệ của cá nhân đề làm giàu tri thức và từ đó tri thức trở nên vững chắc hơn, học tập tốt hơn.

Giúp SV tập vận dụng những phương pháp khoa học để giải quyết những vấn đề thực tế, từ đó hình thành một hệ thống kỹ năng NCKH.

Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào q trình tìm tịi khám phá trong học tập hiện tại và sau này.

Hình thành thói quen, hứng thú NCKH, từ đó tạo nên thói quen tự học, tự nghiên cứu.

Qua tập dượt NCKH, ở SV sẽ hình thành những phẩm chất của nhà khoa học như tính kiên trì, trung thực, khách quan, thận trọng.

Bản chất của hoạt động NCKH của SV là hoạt động sáng tạo. Vấn đề cốt lõi đó là sự tư duy sáng tạo, bắt đầu từ việc xuất hiện những ý tưởng về đề tài nghiên cứu, tiếp đến là những biến đổi đặc biệt trong tư duy theo những cơ chế nhất định để tạo ra sản phẩm. Khi NCKH, SV nảy sinh các ý tưởng sáng tạo, phá vỡ sức ỳ tâm lý.

Khi tiến hành NCKH, SV sử dụng phương pháp tư duy độc lập. Trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy, SV tìm tịi những ý tưởng mới, những kiến thức mới. NCKH là một dạng lao động đặc biệt, địi hỏi SV phải có những phẩm chất, năng lực cần thiết. Sự say mê, lịng kiên trì, tinh thần vượt khó sẽ tạo nên sự sâu sắc về kiến thức và nhạy bén trong tư duy, hình thành quan điểm tiếp cận, nắm vững quy trình nghiên cứu logic và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật để thu thập, xử lý thơng tin và trình bày kết quả nghiên cứu mới đảm bảo cho NCKH thành cơng.

Mục đích thật sự của việc tổ chức cho SV NCKH là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Để đạt được mục đích này, NCKH của SV cần phù hợp với: Năng lực trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của SV; Nội dung chương trình đào tạo; theo yêu cầu thực tiễn của xã hội; theo định hướng KH - CN của chuyên ngành.

Với những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận như sau: Đối với SV, NCKH là một hình thức học tập đặc biệt, là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra theo các phương pháp khoa học do SV thực hiện từ những dữ kiện đã có đạt đến một kết quả nhận thức mới hơn, cao hơn, giá trị hơn với bản thân và cộng đồng cũng như nhằm giúp SV vừa nắm vững kiến thức, vừa nắm vững các phương pháp nhận thức, đồn thời hình thành cả nhu cầu, hứng thú, thói quen và kỹ năng tự học suốt đời.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w