Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của SV

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 68 - 71)

11. Dự kiến bố cục của luận án

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của SV

Để quản lý tốt hoạt động NCKH của SV cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu Nhà trường, sự phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và xã hội tạo điều kiện của các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra kịp thời uốn nắn những lệch lạc, nắm bắt, phân tích, bao qt tình hình để đưa ra những quyết định đúng đắn đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV.

1.6.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường và xã hội có ảnh hưởng đếnquản lý hoạt động NCKH của SV quản lý hoạt động NCKH của SV

Ở trường ĐH, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu, đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động NCKH và GV đều nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của SV. Những tri thức kinh nghiệm, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong nhà trường, trình độ và sự động viên khuyến khích, hướng dẫn của GV… là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động NCKH của SV.

Hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của SV phụ thuộc vào nhân cách người lãnh đạo, mà nhân cách là tổng hòa của phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo và quản lý. Hiệu quả hoạt động NCKH của SV sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chủ thể quản lý. Đặc biệt là sự tác động ảnh hưởng từ nhân cách của đội ngũ GV từ phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực NCKH và hướng dẫn NCKH đến sự hình thành, phát triển nhân cách và chất lượng NCKH của SV.

Điều mà SV khi tham gia và hoạt động nghiên cứu cái mà SV mong đợi chưa hẳn đã phải là những thứ xa vời kiểu như được xã hội nhìn nhận như là những “nhà nghiên cứu”, những khoa học gia v.v…mà có khi chỉ đơn giản một điều là SV tham gia với mong muốn được tập dượt, làm quen với công

việc nghiên cứu. Vì lẽ đó, cái mà SV cần đó là những chính sách quan tâm một cách thực tế hơn như chế độ khen thưởng, đầu tư kinh phí, chế độ cộng điểm..

Khi được hỏi về các biện pháp để đẩy mạnh phong trào NCKH của SV, phần lớn SV đều tập trung vào phương án: thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu, xây dựng và hồn thiện hơn nữa các chính sách khích lệ như chế độ khen thưởng, sự trợ giúp về kinh phí, nguồn tư liệu, về việc thiết lập cơ chế giám sát tổ chức quản lý các hoạt động NCKH của SV. Kết hợp với việc tăng cường vai trò của các tổ chức như tổ chức lớp, khoa, tổ chức đoàn và các tổ chức với nhau cùng hướng tới những mục tiêu chung.

Bên cạnh đó, việc bố trí thời gian học tập của SV cũng như việc sắp xếp thời điểm tiến hành hội thảo khoa học cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện và chất lượng của các báo cáo. Nếu bố trí các hội thảo vào thời điểm SV có nhiều thời gian rỗi hoặc sau các đợt đi ngoại khóa, thì chắc chắn sẽ có nhiều SV tham gia hơn; đồng thời, tránh việc gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV đối với các mơn khác (vì q tập trung vào mơn lĩnh vực nào đó). Như vậy, yếu tố thời gian tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng nó có tác động khá lớn đến chất lượng của các báo cáo cũng như số lượng SV tham gia vào NCKH.

Hiện nay, do yêu cầu của xã hội đặt ra ngày càng cao đòi hỏi SV phải cố gắng, nỗ lực khơng ngừng trong hoạt động NCKH, sự khuyến khích động viên từ gia đình là yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động NCKH của SV, một trong những khó khăn cơ bản mà SV gặp phải trong q trình tham gia hoạt động NCKH là khó khăn về kinh tế bởi nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH hầu hết họ đều phải tự túc lấy. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội là hết sức cần thiết, quan trọng để tạo điều kiện, giúp đỡ cho SV có mơi trường điều kiện thuận lợi phát triển niềm đam mê NCKH và đạt chất lượng cao trong hoạt động NCKH.

1.6.2. Các yếu tố thuộc về sinh viên có ảnh hưởng đến quản lý hoạtđộng NCKH động NCKH

Đối tượng quản lý trong công tác quản lý hoạt động NCKH của SV ĐH chính là SV. Đây là đội ngũ đơng đảo, trẻ trung, có khả năng sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết muốn được cống hiến, trực tiếp tham gia NCKH và là nguồn nhân lực thúc đẩy hoạt động NCKH của trường phát triển. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng, phương pháp của SV còn yếu, còn thiếu nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng NCKH. Để hoạt động NCKH của SV có hiệu quả, trước hết, chính SV phải có niềm đam mê NCKH và chủ động trong đăng ký đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, SV cần có nhiệt huyết và sự trăn trở, vận dụng những kiến thức đã đang được học vào thực hiện đề tài NCKH. Đặc biệt, trong quá trình NCKH, SV chú trọng gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở nắm vững triển khai lý luận, ứng dụng vào thực tiễn để thấy được giá trị của vấn đề nghiên cứu. Chính thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm nghiệm lý luận và làm cho lý luận trở nên sâu sắc hơn, thuyết phục hơn.

Hiện nay, trước sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ngày càng cao đối với việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, việc SV được đào tạo một cách thực học, thực nghiệp nhằm có được chun mơn và năng lực tồn diện, tư duy sáng tạo đáp ứng yêu cầu của bên sử dụng lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay. Chính vì thế, nhận thức và hành động tích cực của SV về hoạt động NCKH ngay từ khi còn đang học ở trường ĐH ngày càng được nâng cao và được thể hiện khá đa dạng. SV ngày càng tích cực hơn trong đăng ký đề tài tham gia NCKH cấp khoa, cấp trường, phấn đấu học tập có kết quả cao để được làm khóa luận tốt nghiệp. Thực tế, ở các trường ĐH đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức và hành động của SV về tầm quan trọng của hoạt động NCKH do đó có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý hoạt động NCKH của SV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w