11. Dự kiến bố cục của luận án
1.2. Các khái niệm cơ bản của luận án
1.2.6. Quản lý hoạt động NCKH của SV
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Quản lý là những tác
Kế hoạch THÔNG TIN QUẢN LÝ Chỉ đạo Tổ chức Kiểm tra
động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm mục đích nhất định. Nếu nói giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội lồi người thì cũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội, đó là hệ thống tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.
Nhà trường ĐH là một bộ phận trong hệ thống nhà trường ĐH của quốc gia, chức năng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực hoạt động , đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nội dung quản lý nguồn nhân lực giáo dục ĐH bao gồm quản lý GV; quản lý cán bộ quản lý giáo dục và quản lý SV. Quản lý nguồn nhân lực giáo dục ĐH là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, điều khiển và kiểm tra hoạt động của các lực lượng giáo dục và quản lý giáo dục với tư cách là các thành viên trong hệ thống quản lý giáo dục của nhà trường nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định. Quản lý nguồn nhân lực giáo dục ĐH thực chất là quản lý hoạt động của giảng viên, SV, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và các tổ chức sư phạm trong việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục và đào tạo, trong đó, quản lý SV là một nội dung, một nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực giáo dục ĐH .
Quản lý hoạt động NCKH của SV ĐH là hoạt động mang tính chất của quản lý hành chính nhà nước, chịu sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, mọi hoạt động NCKH của SV trong nhà trường đều phải tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đường lối của Đảng về định hướng phát triển NCKH nói chung và phát triển NCKH trong các nhà trường nói riêng. Quản lý hoạt động NCKH của SV đại
học mang tính pháp lý được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Điều lệ nhà trường về hoạt động NCKH của SV.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, hoạt động NCKH của SV là một mặt hoạt động cơ bản của người học ở nhà trường ĐH, đồng thời NCKH của SV góp phần quan trọng để hồn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Vì vậy, quản lý hoạt động NCKH của SV trường đại học là một nội dung quan trọng của quản lý giáo dục trong quá trình đào tạo.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm quản lý hoạt động NCKH của SV như sau: Quản lý hoạt động NCKH của SV là tổng thể những cách thức tác động
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hoạt động NCKH của SV đến quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức điều khiển thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng kết quả NCKH của SV, nhằm thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo đã đặt ra.