NCKH và Đào tạo 2 chức năng của các cơ sở giáo dục Đại học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 46)

11. Dự kiến bố cục của luận án

1.3. NCKH và Đào tạo 2 chức năng của các cơ sở giáo dục Đại học

1.3.1. Bản chất của quá trình dạy học Đại học

Nghiên cứu quá trình giáo dục ĐH theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cho chúng ta thấy rõ cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học bao gồm nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học ở Đai học là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV.

Phân tích chức năng của hai nhân tố trong mối quan hệ biện chứng đã xác định rõ bản chất của quá trình dạy học là q trình nhạn thức có tính chất nghiên cứu của SV. Bản chất của quá trình này đã giúp chúng ta nhận thức được một quan điểm quan trọng rằng: Vai trò của người GV ở ĐH là tổ chức hoạt động dạy học có tính chất nghiên cứu, hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu. Đây là đặc điểm quan trọng để xác nhận chức năng giảng dạy của GV ở ĐH khác với chức năng dạy học của giáo viên ở trường phổ thơng. Đo đó cũng địi hỏi trình độ và năng lực GV ĐH phải cao hon, trong đó nhiệm vụ

NCKH và bồi dưỡng chuyên mơn phải được đặt ra và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Đồng thời với hai nhiệm vụ trên, GV Đại học phải có trách nhiệm hướng dẫn SV NCKH. Hay nói cách khác, muốn giảng dạy có hiệu quả thì GV phải nghiên cứu tốt và phải giúp đỡ SV NCKH có hiệu quả.

Bản chất của hoạt động dạy học ở ĐH cũng quy định các hình thức tổ chức dạy học phải phong phú và đa dạng và phải đáp ứng được các u cầu: dạy học có tính nghề nghiệp cao, bồi dưỡng và phát triển năng lực NCKH, năng lực tự học, năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo cho SV, hình thành lý tưởng, niềm tin, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, những phẩm chất tốt đẹp của một chuyên gia khoa học.

Môi trường giáo dục trong các trường ĐH trước hết là môi trường khoa học với những đặc trưng của các dạng hoạt động: nghiên cứu, giảng dạy của GV và các hoạt động của SV được diễn ra thường xuyên, liên tục và chiếm phần lớn quỹ thời gian của mọi hoạt động trong nhà trường. Phạm vi ảnh hưởng của môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Mơi trường nhỏ gồm các quan hệ thấy - trò, quan hệ SV - SV... lên lớp, thông qua hoạt động học tập. Môi trường lớn gồm các quan hệ giữa các nhân tố của quá trình đào tạo với các yếu tố bên ngồi như: điều kiện sống, văn hố, lối sống xã hội, kể cả nhân tố tích cực và tiêu cực thơng qua các hoạt độn ngoài giờ lên lớp của SV.

Một yếu tố tác động mạnh đến môi trường học tập - nghiên cứu của SV là thông tin khoa học, các hoạt động khoa học, đặc biệt là qua các hội nghị, hội thảo khoa học, SV được giao tiếp, được gợi mở các ý tưởng khoa học, chia sẻ các kinh nghiệm nghiên cứu và tạo niềm tin cho cá nhà khoa học tương lai.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giáo dục ĐH hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách con người. Trong các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, phải hướng trọng tâm vào nhiệm vụ nâng cao

năng lực tư duy khoa học cho SV. Muốn có được năng lực ấy, SV phải được rèn luyện thông qua các hoạt động, trong đó hoạt động học tập - nghiên cứu là cơ bản. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu hoạt động học tập như một dạng lao động trong phạm vi sách vở, kinh viện thì có thể sẽ tạo ra một năng lực khơng tồn diện. Khái niệm học tập cần được mở rộng mà trong đó, giá trị của nó được xác nhận và hình thành suốt một q trình lâu dài, trong đó vai trị của thực tiễn rất quan trọng. Đó chính là năng lực hoạt động trong học tập, trong NCKH của SV. Có thể đánh giá năng lực tư duy khoa học của SV ở các khâu cơ bản: phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và ứng dụng nó vào thực tiễn đời sống xã hội.

Một trong những khiếm khuyết của quá trình đào tạo SV hiện nay là khi ra trường, năng lực hoạt động thực tế, kỹ năng nghề nghiệp còn yếu. Đây cũng là hệ quả của lối đào tạo tách rời thực tiến, không tổ chức cho SV NCKH hiệu quả. Việc tổ chức cho SV NCKH với các hình thức đa dạng và phong phú trong quá trình đào tạo là một trong những điều kiện đảm bảo cho họ gia nhập vào thực tiễn một cách có hiệu quả.

Hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho SV là một nhiệm vụ quan trọng không những đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp tương lai của họ mà quan trọng hơn là tạo ra một năng lực mới cho một thế hệ đang tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, việc đổi mới giáo dục ĐH hiện nay phải đồng bộ: từ nhiệm vụ xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, các điều kiện đảm bảo, đến cải tiến đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV...Những vấn đề này SV phải được tiếp cận sớm và tiếp sau đó, chính SV sẽ làm thay đổi chất lượng giáo dục hiện nay.

Phát triển năng lực và phẩm chất hoạt động trí tuệ của SV là nhiệm vụ quan trọng của cơng tác giáo dục ĐH nói chung và giảng dạy ở ĐH nói riêng.

Hình thức quan trọng nhất để hình thành và phát triển năng lực tư duy sáng tạo là tổ chức cho SC tham gia NCKH.

Tóm lại, ở các trường ĐH có nhiều hình thức dạy học khác nhau, mỗi hình thức có vị trí và chức năng riêng. Đào tạo và NCKH là hai hoạt động rất quan trọng, hai nhiệm vụ cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên sức sống, sức sáng tạo của của nhà trường. Các nhiệm vụ của đào tạo khơng thể giải quyết được nếu khơng có NCKH. NCKH là khâu cốt lõi của quá trình đào tạo ĐH, quyết định chất lượng đào tạo.

1.3.2. Học tập và nghiên cứu khoa học

Bối cảnh quốc tế toàn nhân loại bước sang nền kinh tế tri thức, xu thê tồn cầu hóa mạnh mẽ làm cho triết lý về giáo dục trong thế ký XXI có những biến đổi sâu sắc với việc lấy "học thường xuyên suốt đời" làm nền móng dựa trên 4 trụ cột của việc học "học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học đề làm người". Theo GS. Nguyễn Cảnh Tồn "Việc học khơng

chỉ nhằm mục đích kế thừa những kiến thức lồi người đã biết mà cịn rèn luyện óc thơng minh sáng tạo và những phẩm chất cần thiết để phát triển vốn tri thức của nhân loại đã có, nghĩa là người học phải biết cách học để không chỉ là nắm lấy tri thức mà còn là giành lấy tri thức..." Để đi đến kiến thức

mới, người học phải tập dần những thao tác tư duy, những cách làm mà nhà khoa học quen dùng để phát hiện và giải quyết vấn đề, bước đầu phải được rèn luyện tư duy độc lập để tiến đến tư duy sáng tạo.

Nhiệm vụ quan trọng của SV là học tập và NCKH. Trong suốt q trình đó, SV phải thấm nhuần quan điểm: Học ở ĐH là tìm tịi, khám phá, là q trình học tập có tính chất nghiên cứu. Trong và bằng quá trình này đã đánh dấu sự thành đạt của SV về mặt năng lực, phát triển trí sáng tạo, có đủ sức để giải quyết các vấn đề của khoa học và thực tiễn, có khả năng tiếp tục học lên các bậc cao hơn.

Như vậy có thể thấy, NCKH trong nhà trường ĐH được coi như một nhiệm vụ dạy - học giúp SV củng cố tri thức, phát triển tư duy sáng tạo và cũng là một bộ phận quan trọng của q trình đào tạo ĐH. Đó vừa là mục tiêu, nội dung, phương pháp, vừa là hình thức tổ chức dạy học ĐH, điều tạo nên sự khác biệt giữa nhà trường ĐH với "trường phổ thông cấp 4"

1.4. NCKH của SV tại các cơ sở giáo dục ĐH 1.4.1. Mục đích, ý nghĩa hoạt động NCKH của SV

1.4.1.1. Mục đích của việc tổ chức cho SV NCKH

a. Về kiến thức: Trang bị cho SV hệ thống tri thức cơ bản về NCKH, đặc

biêt là kiến thức mới, thông tin mới về lĩnh vực dạy học, giáo dục, là sự hiểu biết để xác định mục đích, u cầu của đề tài khoa học, hình thành thế giới quan, phương pháp luận NCKH. Thơng qua q trình nghiên cứu, SV có thể tự đọc, khám phá, hệ thống hóa hệ thống khoa học giáo dục, các phương pháp quan điểm mới ở các nguồn thông tin khác nhau để phục vụ trực tiếp cho q trình nghiên cứu.

Do đó, những SV đã trải qua NCKH từ những năm thứ hai, thứ ba, đến khi đi thực tập đều tỏ ra rất chững chạc, tự tin, có nhiều thơng tin mới và biết xử lí các thơng tin, các tình huống giáo dục.

b. Về kĩ năng: Luyện tập cho SV hiểu và làm theo quy trình thực hiện,

triển khai một đề tài khoa học; đánh giá được ưu điểm và nhược điểm cũng như vận dụng thành thạo các phương pháp NCKH; kĩ năng xác định các khó khăn, đánh giá đúng các vấn đề của thực tiễn giáo dục.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của các trường ĐH là cần hình thành và luyện tập cho SV tiếp cận nhanh các phương pháp và phương tiện hiện đại bằng các phần mềm tin học trong xử lí các số liệu, ứng dụng CNTT trong quá trình nghiên cứu. Mức độ yêu cầu sự thành thạo các kĩ năng nghiên cứu tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của SV từ năm thứ nhất đến năm cuối ở trường ĐH.

Tuy nhiên, các kĩ năng cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục như: lập đề cương đề tài, soạn phiếu điều tra, xử lí các số liệu. viết báo cáo, báo cáo trước hội đồng, viết bài báo khoa học phải được hình thành chắc chắn cho các SV trước khi họ ra trường.

c. Về thái độ: Hình thành cho SV thái độ đúng đắn, nghiêm túc, khoa học

khi thực hiện NCKH. Đồng thời cũng hình thành cách nhìn nhận về một lĩnh vực khoa học rất gần gũi song cũng rất khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải có niềm say mê, trách nhiệm cao, tâm huyết với lĩnh vực được đào tạo. trong tương lai, SV sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện những ý tưởng khoa học, điều ấp ủ từ khi ngồi trên giảng đường ĐH. Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục ln biến động khơng ngừng, đang thúc bách SV phải thích ứng, phải đáp ứng nhanh các đòi hỏi của thực tiễn mà những tri thức khoa học được trang bị cho họ trong q trình đào tạo khơng đủ để họ thực hiện tốt các nhiệm vụ đó. Vì vậy, mục tiêu căn bản, lâu dài là bồi dưỡng năng lực nghiên cứu, khuyễn khích sự sáng tạo cho các SV hơn là tập trung vào huấn luyện một số kỹ năng về học tập mà lẽ ra đây là kết quae phải được hình thành một cách chắc chắn từ khi còn học trung học phổ thông.

1.4.1.2. Ý nghĩa hoạt động NCKH của SV

NCKH đối với SV có ý nghĩa giáo dục to lớn: làm thúc đẩy tích cực sự tác động hay mặt giữa người dạy với người học. Một mặt, nếu SV hoạt động nghiên cứu tích cực sẽ thúc đẩy động cơ với người học và cả người dạy; mặt khác nếu dạy học tích cực, tạo nền tảng quan trọng cho người học thì sẽ thúc đẩy SV NCKH hiệu quả hơn.

Xét về phương diện chủ thể nhận thức, bản thân SV khi tham gia thực hiện nhiệm vụ NCKH sẽ có tác dụng kích thích hứng thú và nhu cầu học tập tích cực, làm cho SV sẽ có nhu cầu giải quyết các nhiệm vụ của GV ở trình độ cao hơn. Như vậy, động lực phát triển nằm ngay trong người học.

Về phương diện lý luận giáo dục, tri thức khoa học gồm hệ thống các phạm trù: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá, động lực, nguyên tắc, logic...của quá trình dạy học. Như vậy, việc SV hướng dẫn NCKH về các lĩnh vực: tâm lý, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ mơn ở ngay trong q trình học tập các mơn học đó là một

hướng đi đúng. Đây là một hướng đi tích cực, đảm bảo một cách chắc chắn cho nhiệm vụ hình thành năng lực và nhân cách trong tương lai.

Về ý nghĩa giáo dục, NCKH được hiểu là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người, thông qua con đường cơ bản là dạy học và giáo dục (đạo đức) cùng các hoạt động khác, trong đó tính tích cực của người học là yếu tố then chốt. Khi được trực tiếp nghiên cứu và khám phá những quy luật, bản chất và sự thể hiện vô cùng phong phú của thế giới, hoặc nghiên cứu quá trình giáo dục con người, nghiên cứu tổ chức dạy học có hiệu quả, SV sẽ nhận thức đầy đủ hơn về tri thức tâm lý, giáo dục học, từ đó hình thành niềm tin, tình cảm, thái độ đúng đắn với môn học, với cong người. Đồng thời cùng với nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, quá trình nghiên cứu sẽ đem lại cho SV phương pháp luận khoa học đúng đắn về lĩnh vực chun mơn say này của mình.

1.4.2. Đặc điểm NCKH của sinh viên

NCKH của SV có một số đặc điểm chung của việc NCKH nói chung là mang tính tìm tịi, phát hiện, sáng tạo, phục vụ cho mục đích chun mơn, nghiệp vụ đào tạo tay nghề và góp phần phục vụ thực tiễn ngành nghề, thực tiễn xã hội.

NCKH của SV có tính chất học tập, vận dụng những hiểu biết vào việc tập dược, nghiên cứu một vấn đề , một đề tài vừa sức với SV.

NCKH của SV diễn ra theo quy trình chung của việc nghiên cứu một đề tài NCKH với các bước xác định, đòi hỏi một hệ thống kỹ năng NCKH phù hợp với mục tiêu, nội dung, tính chất của đề tài nghiên cứu.

NCKH của SV có tính chất vận dụng các hiểu biết chung về phương pháp luận NCKH, các tri thức và các phương pháp đặc thù của chuyên ngành vào việc nghiên cứu một vấn đề, một đề tài theo mức độ và hình thức khác nhau của đề tài nghiên cứu.

NCKH của SV có tính sáng tạo độc lập, tự chủ với sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, trong mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau của tập thể SV và nhóm nghiên cứu.

NCKH có những đóng góp nhất định cho việc đào tạo sâu hệ thống hố lý thuyết trong lĩnh vực chun mơn chun ngành đào tạo, những tư liệu thực tiễn thu được qua việc nghiên cứu, từ đó có thể có những đóng góp cho thực tiễn xã hội.

NCKH của SV hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho SV, chuẩn bị tiềm năng, tư duy mới cho sự phát triển nhân cách, phong cách nhà khoa học.

1.4.3. Các hình thức và mức độ NCKH của SV

1.4.3.1. Các hình thức NCKH của SV

NCKH là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học và là hình thức bắt buộc đối với SV. Theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại, tất cả SV đều phải tham gia NCKH bởi bản chất của quá trình dạy học ở ĐH là q trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự tổ chức, điều khiển của GV. Do đó, phải tổ chức cho SV NCKH với mọi hình thức, trong suốt quá trình đào tạo, tuỳ theo năng lực của người học và điều kiện của nhà trường. Yêu cầu này phải bao trùm mọi hoạt động học tập trong quá trình dạy học ở ĐH kể cả hoạt động ngoại khoá và nội khoá.

Xét theo mức độ tham gia NCKH một cách chủ động của SV trong q trình học tập, có các hình thức nghiên cứu khoa học chính sau đây:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w