11. Dự kiến bố cục của luận án
1.5. Quản lý hoạt động NCKH của SV tại các cơ sở giáo dục Đại học
1.5.4. Nguyên tắc quản lý NCKH của SV
1.5.4.1. Các nguyên tắc chính trị - xã hội
Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp của quản lý nhà nước về GD: nguyên tắc này có nghĩa là quản lý nhà nước về giáo dục phải đảm bảo lợi ích của nhân dân lao động. Trong quản lý hoạt động NCKH của SV, áp dụng nguyên tắc này thể hiện việc thực hiện các chức năng, các biện pháp quản lý nhằm phục vụ lợi ích của SV, tạo điều kiện cho SV phát triển tồn diện cả về trí tuệ, tâm hồn lẫn nhân cách.
Nguyên tắc kết hợp nhà nước và nhân dân trong quản lý giáo dục: chủ thể quản lý cần huy động tất cả các lực lượng trong trường (chính quyền, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội SV, bản thân SV …) tham gia vào quá trình quản lý hoạt động NCKH của SV tạo nên sức mạnh tổng hợp và sự đồng thuận trong quản lý nhằm đạt hiệu quả cao.
Nguyên tắc tập trung dân chủ: thực hiện nguyên tắc này có nghĩa việc xây dựng các phương hướng, kế hoạch cơng tác NCKH của SV cần có sự
tham gia và đóng góp ý kiến của các lực lượng tham gia quản lý hoạt động NCKH của SV trong trường. Tuy nhiên, sau khi hình thành kế hoạch, các đối tượng quản lý phải nghiêm túc thực hiện. Cần có phản hồi với chủ thể quản lý trong và sau khi thực hiện để bổ sung, điều chỉnh.
Nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa: các quyết định, văn bản ban hành về công tác NCKH của SV phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý phải thường xuyên xem xét hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai thực hiện, cần có những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
1.5.4.2. Các nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục (QLGD)
Nguyên tắc thống nhất của hệ thống các cơ quan QLGD: trong hệ thống
QLGD, có nhiều cơ quan QLGD ở các cấp khác nhau. Thẩm quyền của bất kỳ một cơ quan nào, một cấp nào đều phải được xác định rõ. Đây là công việc rất phức tạp. Phức tạp không chỉ là việc tổ chức bộ máy, mà còn ở việc phân chia thẩm quyền cho các cấp, các khâu, các bộ phận một cách hợp lý, đồng bộ, khơng chồng chéo để có thể bao quát được hết các hoạt động giáo dục. Vì vậy, yêu cầu của việc bảo đảm sự thống nhất của hệ thống quản lý là rất quan trọng. Trong trường ĐH, có nhiều bộ phận tham gia quản lý việc NCKH của SV (Ban giám hiệu, phịng Khoa học - Cơng nghệ, các khoa bộ mơn), cần có sự phân chia thẩm quyền cho các cấp, các khâu, các bộ phận một cách hợp lý, đồng bộ, không chồng chéo nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất quản lý giữa các cấp quản lý hoạt động NCKH của SV.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo ngành: việc
quản lý ngành giáo dục theo lãnh thổ tạo điều kiện phân cấp cho địa phương, mở rộng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương trên các mặt kế hoạch, ngân sách, vật tư, lao động, cán bộ, tổ chức… Việc QLGD theo ngành nhằm bảo đảm việc thực hiện quan niệm, đường lối, chính sách giáo dục thống nhất trong cả nước; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình,
các tiêu chuẩn giáo dục; thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, các tiêu chuẩn giáo dục; thống nhất những vấn đề có tính chất khoa học và chun mơn; thực hiện sự hợp tác với các ngành khác trên quy mô cả nước. Công tác quản lý hoạt động NCKH của SV ở trường ĐH do Hiệu trưởng phụ trách chung, Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác đào tạo trực tiếp phụ trách. Phòng Khoa học – Công nghệ phối hợp với các khoa và theo mơ hình trực tuyến.
Nguyên tắc lãnh đạo tập thể với trách nhiệm cá nhân và chế độ một thủ trưởng: nguyên tắc này quy định công tác quản lý hoạt động NCKH của SV
dựa trên cơ sở tập thể, đồng thời quy định trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng (đại diện Ban giám hiệu phụ trách mảng NCKH). Sự kết hợp giữa chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ một trưởng chính là nhằm tập trung dân chủ với mục đích phát huy vai trị chủ động, sáng tạo của cá nhân trong công tác quản lý.
Nguyên tắc tổ chức quản lý cán bộ: nguyên tắc này yêu cầu việc tuyển
chọn và đề bạt cán bộ theo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của cơng việc, cụ thể là: tiêu chuẩn về chính trị; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Đối với công tác quản lý hoạt động NCKH của SV, người cán bộ phụ trách bộ phận NCKH nên có học vị từ thạc sĩ trở lên.
1.5.4.3. Các nguyên tắc về hoạt động QLGD
Nguyên tắc hiệu quả quản lý: đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu
quản lý, bao gồm hiệu quả giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả bản thân hoạt động quản lý. Có thể nói hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ QLGD. Nguyên tắc hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của SV địi hỏi người lãnh đạo phải có hai phẩm chất cơ bản: thứ nhất, phải nắm vững nội dung nguyên tắc, nắm vững diễn biến tình hình NCKH của SV để từ đó sáng tạo đề ra biện pháp thích hợp. Thứ hai, phải có tầm nhìn xa và rộng. Điều này cho
phép người lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển NCKH của SV theo định hướng chiến lược phát triển của nhà trường.
Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích: lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực mạnh mẽ đối với con người. Cần đảm bảo hài hịa lợi ích giữa chất lượng đào tạo của nhà trường và sự phát triển tồn diện của học sinh thơng qua việc tham gia NCKH.
Ngun tắc chun mơn hóa: ngun tắc này địi hỏi cơng tác quản lý
hoạt động NCKH của SV phải được thực hiện bởi những người có chuyên mơn, được đào tạo, có kinh nghiệm và hiểu biết về NCKH. Mặt khác, họ phải là những người nắm bắt nhanh những thành tựu mới của giáo dục và khao học QLGD để vận dụng vào thực tiễn công tác.
Nguyên tắc sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý: đây là yêu cầu
nhà quản lý phải tác động lên đối tượng quản lý thông qua việc vận dụng các quy luật tổ chức hành chính, quy luật tâm lý – giáo dục, quy luật kinh tế - xã hội. Hơn nữa, tùy theo hoàn cảnh, đối tượng quản lý (Cán bộ quản lý, GV, SV) mà sử dụng phương pháp quản lý thích hợp. Trong hoạt động thực tiễn quản lý hoạt động NCKH của SV, nhà quản lý (Ban giám hiệu, các phòng khoa chức năng) phải biết vận dụng một cách khéo léo, phối hợp hài hòa các nguyên tắc quản lý để tạo nên hiệu quả trong cơng tác quản lý của mình.