Cấu trúc năng lực dạy hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học cơ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 39)

10. Cấu trúc của Luận án

1.4. Cấu trúc năng lực dạy hoạt động trải nghiệm của giáo viên trung học cơ

viên trung học cơ sở

Trên cơ sở tiếp cận mơ hình hoạt động, hoạt động sư phạm của người giáo viên THCS được xem xét dựa vào cơ sở 06 hoạt động cấu thành như đã đề cập ở trên. Mỗi hoạt động cấu thành địi hỏi một nhóm năng lực tương ứng. Các năng lực sư phạm được cấu thành bởi sự tích hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người giáo viên trong lĩnh vực sư phạm tương ứng.

Như vậy, cấu trúc năng lực dạy hoạt động trải nghiệm của giáo viên THCS trong thực hiện chương trình sách giáo khoa mới bao gồm:

(1) Năng lực dạy học( Thiết kế nội dung, năng lực làm việc với học sinh : có phương pháp thu thập và xử lí thơng tin về nhu cầu và đặc điểm của học sinh và sử dụng các thơng tin thu được vào dạy học có hiệu quả; có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm của học sinh và mơi trường giáo dục; có kỹ năng soạn giáo án; có kiến thức về mơn học để đảm bảo nội dung dạy học chính xác, hệ thống và vận dụng được các kiến thức liên mơn trong dạy học tích hợp liên mơn; biết vận dụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học và ứng dụng ICT vào dạy học có hiệu quả; xây dựng và quản lý hồ sơ dạy học theo đúng quy định; vận dụng việc đổi mới phương pháp KTĐG để đánh giá chính xác, tồn diện, cơng bằng, khách quan và có tác dụng thúc đẩy học tập của học sinh; biết sử dụng các thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học hiệu quả; quản lý hoạt động học tập của học sinh khoa học và xây dựng mơi trường học tập thân thiện, tích cực.

(2) Năng lực giáo dục: có khả năng xây dựng được kế hoạch giáo dục thể

hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học tập của học sinh và môi trường giáo dục, huy động và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường một cách hiệu quả; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thông qua dạy học và thông qua các hoạt động

giáo dục khác; biết vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục; có phương pháp KTĐG kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, cơng bằng.

(3) Năng lực bời dưỡng và tự bời dưỡng: có ý thức và tinh thần học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên mơn, nghiệp vụ; có phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá năng lực bản thân; có tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm và hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn.

(4) Năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học sư phạm vào thực tế dạy học,

giáo dục: có năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh

nghiệm và các chuyên đề chuyên môn; biết vận dụng các sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tế dạy học, giáo dục trong nhà trường; có năng lực hướng dẫn, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh THCS.

(5) Năng lực xây dựng, phát triển chương trình dạy học, giáo dục và bời dưỡng giáo viên: có năng lực biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu dạy học và BDGV; biết vận dụng chương trình dạy học, giáo dục vào thực tiễn.

(6) Năng lực giao tiếp và năng lực chính trị, xã hội: có kỹ năng định hướng và định vị trong giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với đồng nghiệp, phụ huynh và với cộng đồng; có năng lực tự ứng xử đối với bản thân; năng lực trao đổi thơng tin và thu nhận thơng tin; có khả năng thực hiện việc phối hợp với gia đình, địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; có năng lực hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng.

Trên đây là những yếu tố cấu thành cấu trúc NLDHĐTN của người giáo viên THCS. Tất nhiên, cấu trúc năng lực không chỉ dừng lại ở những yếu tố này, mà đây là những nét đặc trưng nhất về NLDHĐTN người giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Để cấu trúc năng lực trở thành một một công cụ đánh giá giáo viên THCS cũng như hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLDHĐTN cho ĐNGV THCS. Xét về góc độ quản lý, các yếu tố đề xuất trên cần được bổ sung và hồn thiện theo quy trình

đề xuất xây dựng khung năng lực dạy trải nghiệm cho giáo viên THCS ở Chương 3.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w