Nhận xét chung và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

10. Cấu trúc của Luận án

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.4. Nhận xét chung và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu

dạy hoạt động TN

Những nghiên cứu ở Việt Nam và ngoài nước trên đây đã nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động BDGV nói chung và GVPT nói riêng, hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào các nội dung sau đây:

1. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với việc nâng cao chất lượng

ĐNGV trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục .

2. Một số nghiên cứu đã xây dựng được quy trình bồi dưỡng giáo viên từ khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, đánh giá trình độ để xác định nhu cầu bồi dưỡng đến việc lựa chọn, xây dựng chương trình và triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng.

3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng theo chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và KTĐG hoặc theo các nội dung hoạt động quản lý được đề ra. Để hoạt động quản lý bồi dưỡng có hiệu quả, cần có sự thống nhất, đồng bộ trong các khâu. Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc lập kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, cũng như tạo môi trường bồi dưỡng thuận lợi cho giáo viên.

4. Đổi mới quản lý bồi dưỡng ĐNGV cần xác định đổi mới từ chương trình bồi dưỡng cần mềm dẻo và tăng cường tính thực tiễn, áp dụng ICT trong cơng tác bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình TBD.

5. Thiết lập, ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động BDGV, tăng cường xã hội hóa hoạt động này.

6. Chú trọng BDGV các kĩ năng dạy học của thế kỉ 21 nhằm phát triển năng lực học sinh.

Những giải pháp này có thể áp dụng nâng cao chất lượng BDGV. Tuy nhiên, (1) Các nghiên cứu trong nước chưa nghiên cứu sâu các giải pháp bồi dưỡng và quản lý BDGV để có thể triển khai thực hiện được chương trình sách giáo khoa phổ thông mới.

(2) Thiếu các nghiên cứu về công tác BDGVTHCS cho mơn học mới trong chương trình sách giáo khoa là mơn dạy trải nghiệm ở cho thành phồ Hà Nội.

(3) Hình thức bồi dưỡng vẫn chủ yếu tập trung qua các chu kì bồi dưỡng thường xuyên mà chưa chú ý đến hình thức bồi dưỡng cập nhật đáp ứng ngay theo chương trình sách giáo khoa mới, chưa chú trọng xây dựng các mạng lưới chuyên môn kết nối các nhà giáo dục, các giáo viên của các vùng miền địa phương và của thế giới.

Những hạn chế đặt ra những yêu cầu nghiên cứu để cải tiến các hoạt động bồi dưỡng và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng làm cho công tác này đạt được mục tiêu mong muốn và đặc biệt phù hợp với đặc thù địa phương.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w