Đổi mới giáo dục phổ thông và đặc điểm hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 - 37)

10. Cấu trúc của Luận án

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và đặc điểm hoạt động trải nghiệm

1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thơng

Chương trình giáo dục Cơ sở phải hướng tới các năng lực chung và các năng

lực đặc thù liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục, môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hồn chỉnh, linh hoạt, liên thơng thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hóa hợp lý. Đổi mới nội dung theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Về đổi mới PPDH, Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ hình thức học chủ yếu lên lớp theo bài sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học” [29]. Để khắc phục lối truyền thụ một chiều và ghi nhớ máy móc cần phải đổi mới mạnh mẽ PPDH theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các nhà trường. Giáo viên hướng dạy học vào dạy cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực cá nhân.

Về hình thức dạy học cần phải đa dạng hố hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo. Trong điều kiện cho phép, nhà trường có thể chuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang những hình thức dạy học khác; cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá

nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừa phát triển tiềm năng cá nhân người học.

Về KTĐG, Nghị quyết 29 nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương

pháp thi, KTĐG kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [29]. Đổi mới đánh giá theo hướng coi trọng phát triển năng lực người học, theo các quan điểm đánh giá tiên tiến trên thế giới: đánh giá vì việc học (assessment for learning) và đánh giá chính là việc học (assessment as learning). Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và xã hội.

Về phương tiện dạy học: tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học,

đặc biệt là ICT để hỗ trợ đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế học tập suốt đời cho học sinh.

1.3.2. Đặc điểm và yêu cầu hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở

1.3.2.1 Đặc điểm hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ và thơng qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tính nghiên cứu, phân hố. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngồi trường học theo quy mơ cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường

Hoạt động trải nghiệm huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ mơn, Cán bộ Đồn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và đoàn thể trong xã hội.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học

tập, hành vi ứng xử văn hoá ở tiểu học. Ở trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào phát triển phẩm chất trách nhiệm của cá nhân: trách nhiệm trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; giúp học sinh hình thành năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh, năng lực giải quyết vấn đề; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực các hoạt động lao động; tham gia phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chức cơng việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp và có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần có của người lao động tương lai.

Thông qua Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp học sinh đạt được các yêu cầu sau:

a)Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước;

b)Nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người xung quanh, quan tâm chăm sóc sức khoẻ thể chất và

tinh thần cho bản thân và những người xung quanh; có hành vi văn hoá trong ứng xử với bản thân và mọi người;

c)Thể hiện trách nhiệm trong học tập, rèn luyện của bản thân và các công việc được giao; trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với cộng đồng và mơi trường.

d)Trung thực với bản thân, người khác và trong công việc; e)Chăm chỉ, tự giác trong học tập lao động và rèn luyện.

1.3.2.2. Những yêu cầu đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm

Tham gia vào hoạt động trải nghiệm học sinh THCS cần đạt được những năng lạc sau:

a) Năng lực thích ứng với cuộc sống

- Tự thực hiện những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

- Chủ động thiết lập và giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.

- Nhận diện được cảm xúc của bản thân và người khác, chỉ ra được được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân và thể hiện được sự chủ động trong điều chỉnh bản thân để phù hợp với hồn cảnh ln thay đổi.

- Vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình.

- Sẵn sàng bước vào môi trường học tập mới ở trung học phổ thông hoặc tham gia cuộc sống lao động.

b)Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động

- Xây dựng được mục tiêu, lập được kế hoạch hoạt động; thiết kế được các hoạt động hướng đến mục tiêu, đóng góp cơng sức vào hoạt động chung và kết hợp được với người khác để hồn thành cơng việc.

- Nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân cũng như của cả nhóm và rút ra được những bài học kinh nghiệm từ sự hợp tác

- Biết đánh giá kết quả hoạt động và kết quả rèn luyện của bản thân sau hoạt động;

- Biết lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ bạn cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm

- Xử lí được một số tình huống nảy sinh trong hoạt động và trong các mối quan hệ; biết điều hành, tổ chức hoạt động nhóm

- Đề xuất và thực hiện được các giải pháp khác nhau cho vấn đề cần giải quyết; đánh giá được hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện và rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề

c) Năng lực định hướng nghề nghiệp

- Giới thiệu được một số công việc/nghề truyền thống ở địa phương và/hoặc một số nghề phổ biến ở Việt Nam.

- Chỉ ra được vai tr kinh tế của một số nghề quen thuộc đối với xã hội. - Phân tích được một số thơng tin chính về các nghề mà cá nhân quan tâm. - Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, khả năng có liên quan đến nghề nào đó và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực và phẩm chất cần có của người lao động.

- Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w