Một số khái niệm cơ bản đề tài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 - 33)

10. Cấu trúc của Luận án

1.2. Một số khái niệm cơ bản đề tài

1.2.1. Quản lý

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [22, tr.12].

Như vậy, với mỗi cách nhìn nhận khác nhau, các tác giả có những khái niệm khác nhau về quản lý nhưng đều diễn đạt một nội dung cơ bản, trong luận án này được hiểu như sau: Quản lí là hoạt động nhằm đề ra các mục tiêu quản lí và thực hiện nó

theo một q trình nhất định. Đó là hoạt động trong đó nhà quản lí sử dụng các vai trò, chức năng và phương pháp quản lí một cách khéo léo vào việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và KTĐG; việc phân công và phối hợp các lực lượng làm cho các cá nhân hợp tác cùng nhau để thực hiện và đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

1.2.2. Bồi dưỡng và bồi dưỡng giáo viên

1.2.2.1. Bồi dưỡng

Theo Từ điển giáo dục học năm 2011: “Bồi dưỡng là quá trình giáo dục, đào tạo thêm nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn”, cụ thể hơn: “Bồi dưỡng là trang bị thêm kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hồn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lí luận, nghiệp vụ sư phạm” [47, tr.30].

Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, một bậc học và thường được xác định bằng một chứng chỉ ” [32, tr.13].

Từ các luận điểm trên, tác giả cho rằng khái niệm bồi dưỡng được nhìn nhận theo nhiều góc độ và mức độ rộng hẹp khác nhau, nhưng chung quy lại có thể coi bồi

nghề cho người lao động, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi cá nhân gắn liền với sự phát triển của tổ chức.

1.2.2.2. Bời dưỡng giáo viên

Theo Trần Bá Hồnh: “Tiếp tục đào tạo trong thời gian làm việc (inservice training) là một yêu cầu khách quan, giúp cho việc nâng cao, cập nhật hóa tri thức, kĩ năng của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội đối với giáo dục, yêu cầu của ngành giáo dục trong việc chuẩn hóa ĐNGV, yêu cầu của cá nhân giáo viên được tiếp thu các chương trình giảng dạy mới, các phương pháp giảng dạy mới [53, Tr.41].

Như vậy, BDGV nhằm bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm và trang bị mới những kiến thức, kĩ năng và thái độ, có thêm những năng lực, phẩm chất thích ứng và đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trước những yêu cầu đổi mới thường xuyên được đặt ra.

1.2.2.3 .Hoạt động trải nghiệm

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục đươc thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; ở tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp - Trong nghiên cứu này được gọi hung là Hoạt động trải nghiệm.

1.2.2.4. Năng lực

Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng năm 2008: “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [27]. Năng lực là gắn liền với những đặc điểm riêng và khả năng của mỗi người. Điều kiện bên trong được hiểu gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, động cơ và ý chí của mỗi cá nhân.

1.2.2.5. Năng lực dạy hoạt động trải nghiệm

Với cách tiếp cận trên, NLDHĐTN của giáo viên THCS là tổng thể những

viên có khả năng hồn thành nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong trường THCS.

Như vậy, nói đến NLDHĐTN của giáo viên THCS là nói đến những thuộc tính tâm, sinh lí của con người đối với những yêu cầu do dạy trải nghiệm đặt ra, đó là nghề dạy học. NLDHĐTN của người giáo viên THCS được cấu thành bởi 3 yếu tố chính: kiến thức chun mơn, kỹ năng dạy học/giáo dục và thái độ đối với dạy trải nghiệm của mình.

1.2.2.6. Giáo viên trường trung học cơ sở

Theo Điều lệ trường THCS, trường THCS và trường Cơ sở có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [9, Điều 30,31]: giáo viên trường THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường THCS, là những người có trình độ chuẩn đào tạo đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhiệm vụ chính là dạy học và giáo dục theo chương trình, lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục của trường THCS. Ngồi ra, giáo viên THCS phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác, như: tham gia xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động của tổ chuyên mơn, hoạt động của các tổ chức đồn thể và các hoạt động xã hội khác, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

1.2.2.7. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường THCS

Đặc điểm dạy trải nghiệm của người giáo viên nói chung và của người giáo viên THCS là lao động sư phạm. Lao động sư phạm có những đặc điểm đặc trưng khác với lao động của các dạy trải nghiệm khác. Đối tượng lao động là giáo dục học sinh. Công cụ lao động chủ yếu là nhân cách của người giáo viên và bằng chính nhân cách của mình người giáo viên hình thành nhân cách cho học sinh qua dạy học, giáo dục. Điều này địi hỏi người giáo viên phải có trình độ tinh thơng dạy trải nghiệm để vừa tác động trực tiếp, hiệu quả, vừa dự báo, định hướng phát triển nhân cách cho học sinh trong tương lai. Lao động của người giáo viên diễn ra trong một xã hội phát triển nhanh như thời đại ngày này, đòi hỏi sản phẩm giáo dục thường

xuyên phải nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, người giáo viên muốn tinh thông dạy trải nghiệm phải được bồi dưỡng, đào tạo và dành thời gian thích hợp TBD để có những phẩm chất, năng lực mới đáp ứng những thay đổi về chức năng, nội dung và hình thức lao động.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w