Nghiên cứu về dạy hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 28)

10. Cấu trúc của Luận án

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3. Nghiên cứu về dạy hoạt động trải nghiệm

Ở nước ngồi

Hình thức giáo dục trải nghiệm cho học sinh đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1902 ở Mỹ đã thành lập “Câu lạc bộ trồng ngơ” dành cho trẻ em với mục đích dạy học sinh cách trồng ngô, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thông qua các cơng việc nhà nơng thực tế. Đây là hình thức giáo dục kỹ năng làm nông nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế sinh động.

Năm 1907, một trung tướng quân đội Anh đã tổ chức một cuộc cắm trại hướng đạo đầu tiên cho học sinh. Hoạt động này sau phát triển thành phong trào hướng đạo sinh rộng khắp. Có thể thấy rằng, hướng đạo là một loại hình giáo dục trải nghiệm, tập trung vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm: cắm trại, rèn luyện kỹ năng sống trong rừng, kỹ năng sinh tồn, tổ chức các trị chơi tập thể và các mơn thể thao.

Đến năm 1977, Hiệp hội giáo dục trải nghiệm (Association for Experiential) được thành lập, và từ đó giáo dục trải nghiệm chính thức được thừa nhận rộng rãi. Đến năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về Phát triển bền vững, chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thơng qua, trong đó có phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng.

Ở Việt Nam:

Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những con người có đức, có tài là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Người còn chỉ rõ dạy mầm non cốt nhất là giữ mãi tuổi hồn nhiên cho các cháu, dạy tiểu học cốt nhất là dạy các đức tính để làm người, dạy phổ thơng cốt nhất là dạy kiến thức cơ bản học xong có thể làm việc được ngay tự ni sống được mình. Những tư tưởng mang tính nền tảng đó đã được cụ thể hóa tại Điều 27 Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi tháng 12 năm 2009 như sau: “Mục tiêu của giáo dục phổ

thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sang tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [119].

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động trải nghiệm trong nhà trường nói riêng. Cụ thể như: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam” của tác giả Đỗ Ngọc Thống ; “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết học từ trải

nghiệm” của tác giả Đinh Thi Kim Thoa; “Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới” của tác giả Lê Huy Hoàng; “Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo-giải pháp phát huy năng lực người học” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồi. Trong các cơng trình nghiên cứu ở trên, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về vị trí, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức và phân tích điểm mạnh, cách triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học vận dụng vào điều kiện Việt Nam.

Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2017, trong đó có chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông. Ở từng cấp học với mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trong chương trình xác định hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục và là một trong những hình thức giáo dục gắn lý thuyết với thực hành và thơng qua đó hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh các cấp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w