Theo nguyên tắc thị trường

Một phần của tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta (Trang 93 - 95)

D Tài sản hình thành từ quỹ khen

3.1.2. Theo nguyên tắc thị trường

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay, quá trình CPH các DNNN diễn ra khá chậm chạp do doanh nghiệp CPH đã gần 20 năm nhưng thị trường chứng khốn lại chỉ mới phát triển có 10 năm. Điều này làm mất đi sự đồng điệu trong quá trình phát triển của thị trường và CTCP. Vì vậy, phải nhanh chóng phát triển thị trường chứng khốn ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn, thu hút vốn trong và ngoài nước vào việc phát triển kinh tế, cung cấp thông tin một cách công khai và minh bạch về: tỷ lệ rủi ro, tỷ suất lợi nhuận … tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Thứ nhất, điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước

nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, khai thác những lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngồi để đưa đến một mơ hình kinh tế hợp lý.

Theo dõi quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, giáo sư Đa-vít Đa-pi (David Dapice đại học Ha-vớt) nêu rõ: thực tế mỗi năm Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 30% GDP, nhưng chỉ tăng trưởng 7%-8%. Nếu biết đầu tư đúng thì tăng trưởng phải đạt ở mức 9%-10% như Trung Quốc. Theo cách tính tốn trên, do đầu tư khơng phù hợp, chúng ta đã làm tổn thất 2% GDP của đất nước (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm). Vì thế, quá trình CPH DNNN phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan, chứ không phải chỉ là giải pháp cho những yếu kém trong kinh tế nhà nước. Trên thế giới, đã có những quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng rất hiệu quả ngân sách nhà nước. Ví dụ, Đài Loan vào thập kỷ 1960-1970 chỉ có mức thu nhập bình qn đầu người như Việt Nam hiện nay, nhưng họ đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức 11% trong suốt 10 năm liền, tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% ngân sách.

Thứ hai, CPH các DNNN phải hướng tới sự thu hút và tập trung các

nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện thì các khâu của quy trình CPH sẽ thay đổi, từ việc định giá doanh nghiệp, cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy, đến những vấn đề nhân sự

khác… sẽ không như hiện nay, mà sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế.

Thứ ba, CPH DNNN phải tính tới những yêu cầu đặt ra khi Việt Nam

đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi CPH, các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đã CPH hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và định hướng quy trình CPH. Ở đây xin nêu lên hai vấn đề quan trọng:

- Cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và chủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với cơng ty như thế nào?. Trong vấn đề này có một nội dung phải làm rõ: ai đại diện chủ sở hữu số vốn nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và khơng có trách nhiệm, kéo dài nhiều năm nay.

- Cần vận dụng: “Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Yêu cầu này chỉ thực hiện được khi có sự lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị cơng ty, nhất là phải sớm đào tạo và bố trí các giám đốc tài chính của cơng ty (có vai trị và phạm vi hồn tồn khác với kế tốn trưởng trong doanh nghiệp kiểu cũ).

Một phần của tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta (Trang 93 - 95)