Ke = rf + [E(rm) rf]
2.1.2. Thực trạng việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
Xác định giá trị doanh nghiệp để CPH DNNN ở nước ta thời gian qua nổi lên mấy điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, đối với tài sản hữu hình:
+ Tính sai giá trị thực của tài sản: Theo nguyên tắc, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp phải tuân theo "giá thị trường" và thực hiện đầy đủ quy trình của việc định giá. Tuy nhiên, nhiều nơi viện lý do thị trường khơng có tài sản tương đương để định giá thấp hơn. Cơ quan tiến hành định giá cịn dùng số liệu kế tốn cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có tình trạng chung là các hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cố ý hiểu khác đi quy định về cách xác định chất
lượng tài sản theo quy định của Nhà nước để hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông, v.v. đang sử dụng.
Các DNNN đều sở hữu một khối tài sản có giá trị rất lớn như đất đai, nhà xưởng, khống sản,... nhưng đều bị các DN tính sai lệch theo các cách thức như: khơng tính hoặc tính thiếu giá trị đất, chỉ làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng (thực chất là chiếm dụng đất, trốn thuế), sử dụng lãng phí, tuỳ tiện cho thuê, mượn, v.v. thậm chí cịn chuyển nhượng trái phép cho cá nhân. Ví dụ: Cơng ty Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phịng: cơng ty này khơng tính vào giá trị doanh nghiệp diện tích 113.713 m2 đất xây dựng nhà để bán và 7.976 m2 đất khác để xây nhà tái định cư; 13 doanh nghiệp thuộc tập đồn Bưu chính viễn thơng khơng ký hợp đồng th 54.096 m2 đất đang sử dụng của Nhà nước…
+ Làm thất thoát tài sản: Lợi dụng việc CPH, một số DNNN đã chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng (không đủ điều kiện), sai quy định (quyết toán tăng để hưởng chế độ ưu đãi khi mua cổ phiếu), bỏ ngoài sổ sách khi kiểm kê hàng hoá, tài sản tồn kho … Ví dụ: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyển nhượng 3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai cho bảy nhà đầu tư không đáng là “chiến lược” hơn 10.000.000 cổ phần, trị giá trên 53 tỉ đồng; Vinaconex biến một nhà máy trị giá 11,88 tỉ đồng thành tài sản không cần dùng mà không bàn giao cho công ty Mua bán nợ của bộ Tài chính, v.v.
+ Tình trạng dây dưa chậm nộp tiền CPH để chiếm dụng vốn, việc quản lý nguồn quỹ trên có sự lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích có thể thấy ở khá nhiều đơn vị CPH. Ví dụ: Vinaconex khơng nộp đúng hạn các khoản CPH 1.082 tỉ đồng, tập đoàn Điện lực dùng quỹ chi tạm ứng cho các dự án đầu tư sai gần 757 tỉ đồng...
- Đối với tài sản vơ hình: Hầu như các DNNN khi CPH đều không xác định giá trị của tài sản vơ hình như thương hiệu doanh nghiệp, lợi thế kinh
doanh. Đối với các nước, thương hiệu doanh nghiệp nhiều khi có giá trị lớn hơn tài sản hữu hình nhưng các DNNN Việt Nam đều khơng đưa thương hiệu doanh nghiệp vào để xác định giá trị tài sản.