Ke = rf + [E(rm) rf]
2.2.1.1. Hội đồng định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA
2.2.1. Giai đoạn trước năm 2002
Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp:
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm CPH mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả.
- Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
A) Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm CPH. B) Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm CPH.
- Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt hàng (nếu có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi CPH. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp trong giai đoạn này là phương pháp tài sản, điều này làm hạn chế rất nhiều trong việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp cần CPH.
2.2.1.1. Hội đồng định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước nghiệp nhà nước
* Thành phần Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp:
+ Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp làm Chủ tịch
Lãnh đạo Vụ Tài vụ hoặc Vụ Kinh tế - Tài chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (đối với Hội đồng xác định giá trị của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Tổng Công ty do Trung ương quản lý) và do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lựa chọn, uỷ quyền.
Lãnh đạo Sở Tài chính - Vật giá hoặc Sở quản lý ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Hội đồng xác định giá trị của các doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý) và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, uỷ quyền.
+ Đại diện cơ quan Tài chính là:
Đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Tổng Cơng ty do Trung ương quản lý.
Đại diện Chi cục tài chính doanh nghiệp hoặc phịng tài chính doanh nghiệp thuộc các Sở Tài chính - Vật giá đối với các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.
+ Đại diện Tổng công ty Nhà nước (nếu doanh nghiệp là thành viên
Tổng cơng ty).
+ Lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hố.
Ngồi ra, căn cứ vào thực trạng doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể, Hội đồng được mời thêm các tổ chức hoặc các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia kinh tế tài chính trong và ngồi doanh nghiệp cho việc đánh giá chất lượng và xác định giá trị thực tế của từng loại tài sản trong doanh nghiệp.
Tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm các chuyên viên của các cơ quan là thành viên Hội đồng.
* Trách nhiệm của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp:
+ Thẩm định kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hố theo các ngun tắc quy định tại Thơng tư này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng.
+ Xác định lại giá trị doanh nghiệp nếu cơ quan quyết định CPH yêu cầu.
Thành lập hội đồng định giá doanh nghiệp có những ưu nhược điểm sau:
-Ưu điểm
Ưu điểm chính của việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH dựa vào hội đồng định giá chính bởi nó đảm bảo một sự thống nhất khách quan của những người trong hội đồng định giá, tránh được sự tư lợi, tham nhũng của một trong số những thẩm định viên. Ngoài ra, định giá bởi hội đồng định giá cịn có ưu điểm làm cho việc xác định giá trị tránh được những sai sót do yếu kém về chuyên môn và năng lực của mỗi thẩm định viên. Cuối cùng đó chính là việc minh bạch và đảm bảo cho nhà nước, tránh thất thoát do doanh nghiệp tự định giá sẽ gây ra những tổn thất ngầm cho nhà nước.
-Nhược điểm
Phương thức Hội đồng thẩm định giá với sự chủ trì của đại diện Bộ tài chính hiện nay tạo ra bất cập ở những phương diện:
- Cán bộ tài chính khơng đủ nên nhiều doanh nghiệp phải chờ; làm giảm tiến độ xác định giá trị doanh nghiệp.
- Cán bộ tài chính khơng thể am hiểu giá của các loại vật tư máy móc chuyên dùng của nhiều ngành khác nhau nên định giá khơng chính xác;
- Nguyên tắc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Hội đồng thẩm định giá mang nhiều tính chất chủ quan, khơng phản ánh đúng giá thị trưòng...