Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta (Trang 78 - 80)

D Tài sản hình thành từ quỹ khen

2.3.1. Những thành tựu đạt được

- Đã hình thành hệ thống văn bản về cổ phần hố DNNN: Nghị định của Chính phủ, các thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó có quy định và hướng dẫn về xác định giá trị doanh nghiệp.

- Các văn bản này đã được chỉnh sửa qua thực tiển cổ phần hố DNNN, ngày càng tiếp cận với thơng lệ thẩm định giá quốc tế.

* Về chính sách: Chính sách về việc xác định giá trị doanh ngiệp đưa

ra ngày càng hoàn thiện, đặc biệt Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, có những ưu điểm nổi bật là:

+ Đối với việc tư vấn định giá và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, NĐ187 quy định doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản trên sổ kế toán trên 30 tỷ phải thuê tư vấn định giá. NĐ109 quy định cụ thể hơn về các trường hợp bắt buộc phải thuê tư vấn định giá, bao gồm: doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản trên sổ kế toán trên 30 tỷ; hoặc giá trị vốn Nhà nước trên 10 tỷ theo sổ kế tốn; hoặc có vị trí địa lý thuận lợi. Có thể thấy, NĐ109 đã có sự thắt chặt và thu hẹp về diện được tự xác định giá, triệt để khắc phục tình trạng ''chia vốn nhà nước'' như một vài trường hợp CPH diễn ra trong những năm vừa qua.

+ Bên cạnh đó, NĐ109 cũng bổ sung nhiều quy định về định giá như: Phải đấu thầu để lựa chọn nhà tư vấn định giá nếu có từ 2 nhà tư vấn trở lên tham gia; Tổ chức tư vấn được lựa chọn phương pháp định giá; Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố phải đảm bảo không thấp hơn giá trị được xác định theo phương pháp tài sản; Giá trị doanh nghiệp được điều chỉnh nếu sau 12 tháng kể từ thời điểm xác định mà chưa thực hiện việc bán cổ phần... Đây cũng là những điều chỉnh kịp thời nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế triển khai cổ phần hóa. Việc quy định giá trị doanh nghiệp xác định theo các phương pháp khác không được nhỏ hơn giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp tài sản cũng là một quy định cần thiết nhằm tránh tình trạng định giá thấp vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ Trong hai phương pháp định giá mà NĐ109 đưa ra (phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dịng tiền), phương pháp tài sản có một điểm thay đổi căn bản. Đó là, giá trị đất thuê trả tiền thuê một lần (ghi nhận TSCĐ theo chuẩn mực kế tốn) được tính vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá do UBND tỉnh quy định và công bố. Nghị định cũng quy định cụ thể cách thức, thời gian xác định giá trị quyền sử dụng đất... Có một thực tế là hầu hết các DNNN hiện đang sở hữu một khối lượng tương đối lớn đất (chính xác hơn là quyền sử dụng đất) dưới dạng được giao hoặc được Nhà nước cho thuê. Giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận trên sổ sách thường thấp hơn nhiều so với giá trị trên thị trường, nhất là tại các vị trí đắc địa. Theo quy định trước đây (NĐ187), nếu là đất th thì khơng tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Quy định này đã tạo ra một kẻ hở lớn khiến khơng cho ít trường hợp CPH DNNN trở thành những cuộc tư hữu hóa tài sản nhà nước với giá rẻ, gây thất thốt lớn khiến cơng luận phải nhiều lần lên tiếng. Hy vọng quy định mới của NĐ109 sẽ phần nào khắc phục tình trạng trên.

Nếu như Nghị định 187 quy định trường hợp doanh nghiệp cổ phần hố chọn hình thức th đất thì khơng tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị

doanh nghiệp, lần này tại điều 30 Nghị định 109 quy định rõ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hố chọn hình thức thuê đất nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho tồn bộ thời gian th đất thì tính tiền th đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố. Đối với những doanh nghiệp trả tiền th đất hàng năm thì khơng tính tiền th đất vào giá trị doanh nghiệp.

Việc khơng tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến cho giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị được định giá trên sổ sách có một khoảng cách khá lớn. Điều này đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian qua. Hậu quả là Nhà nước sẽ bị thất thu một khoản tiền khơng nhỏ khi doanh nghiệp CPH chọn hình thức thuê đất, người lao động thì phải mua cổ phiếu với giá cao hơn gấp nhiều lần giá trị thực tế. Một số người lao động không đủ khả năng tài chính để mua cổ phiếu đành phải bán với giá thấp. Do vậy, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH chính là trả lại sự cơng bằng trong CPH, là điều kiện cho người lao động có cơ hội sở hữu cổ phiều, làm chủ doanh nghiệp.

Tóm lại, Nghị định 109 ra đời sẽ thúc đẩy nhanh quá trình CPH các DNNN, đưa CPH về đúng mục tiêu ý nghĩa thiết thực của nó, hạn chế tình trạng thất thốt tài sản nhà nước trong q trình định giá doanh nghiệp cổ phần.

Một phần của tài liệu xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta (Trang 78 - 80)