D Tài sản hình thành từ quỹ khen
2.3.2.2. Xác định giá trị tài sản theo phương pháp DCF * Điều kiện áp dụng
* Điều kiện áp dụng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục, tiếp tục hoạt động trong tương lai; nghĩa là giả định rằng doanh nghiệp khơng có dự định và cũng khơng cần phải đóng cửa, sáp nhập hay cắt giảm các hoạt động chính yếu của mình trong tương lai.
Trên cơ sở đó thẩm định viên xem xét doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động mãi mãi, tạo ra thu nhập vĩnh viễn.
* Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, dựa trên cơ sở tài chính để tính tốn nên rất khoa học.
+ Nhược điểm: Việc xác định tỷ lệ vốn hố chính xác là phức tạp do phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh mà từng doanh nghiệp đang hoạt động; đồng thời giả định doanh nghiệp có thu nhập ổn định vĩnh viễn là điều khó hiện thực trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hiện hay.
Thông tư 126 quy định phương pháp DCF chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp "có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao cơng nghệ có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 5
năm liền kề cao hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên". Như vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp DCF bị thu hẹp theo các điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, với tình trạng hoạt động của các DNNN từ năm 2000 đến nay, thì có thể nói là khó tìm ra được doanh nghiệp nào đáp ứng được quy định về tỷ suất lợi nhuận này.
Trong khi việc xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản rịng khơng tính hết được các giá trị tiềm năng của doanh nghiệp, mà chỉ căn cứ trên cơ sở các tài sản thực có tại thời điểm xác định giá trị, việc hạn chế áp dụng phương pháp DCF sẽ một phần ảnh hưởng đến độ chính xác của giá trị doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, có thương hiệu và thị phần ổn định trên thị trường.
Trên thực tế, phương pháp DCF khó có thể áp dụng trên diện rộng trong thời gian hiện nay vì những lý do sau:
- CPH hoặc chuyển đổi doanh nghiệp là một bước ngoặt lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, rất khó ước đốn được doanh thu hay dòng tiền của doanh nghiệp trong những năm hậu chuyển đổi. Không xác định được những đại lượng này, việc áp dụng phương pháp DCF là không thể làm được.
- Thực tế kinh doanh trong những năm qua, các DNNN thường có hiệu quả hoạt động kém, lãi suất thấp hoặc thậm chí lỗ. Đối với những doanh nghiệp như vậy, nếu áp dụng phương pháp DCF dựa trên các số liệu hiện tại, giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn giá trị tài sản hoặc thậm chí âm, khơng phù hợp với thực tế.
- Hệ thống số liệu thống kê của nước ta chưa phát triển, việc xác định các chỉ số bình quân của từng ngành (P/E, IRR,…) là rất khó và khơng phải lúc nào cũng làm được. Thiếu những chỉ số này làm chuẩn sẽ rất khó xác định được tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho phương pháp dịng tiền chiết khấu.
- Phương pháp DCF đòi hỏi rất nhiều giả định dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định giá. Các giả định này thường rất khó kiểm chứng, hơn nữa, đội ngũ cán bộ của ta trong lĩnh vực này chưa nhiều và trình độ chun mơn chưa cao.
- Phương pháp DCF thường phải sử dụng thị trường chứng khoán hoặc các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn làm chuẩn. Để đáp ứng được u cầu này, thị trường chứng khốn và các cơng ty chứng khoán phải thực sự là đại diện cho nền kinh tế. Hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta cịn rất mới, với quy mơ nhỏ chưa tới 2.000 tỷ đồng vốn đăng ký, các công ty đều nhỏ và cũng không đặc trưng cho ngành, nên không thể sử dụng làm chuẩn một cách chính xác.