D Tài sản hình thành từ quỹ khen
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Để tạo thuận lợi cho xác định giá trị doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tìm ra được một mức giá trị hợp lý, các cơ quan chức năng cần đề ra hệ thống giải pháp đồng bộ.
* Quy định rõ và mở rợng đối tượng áp dụng phương pháp dịng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp.
Mặc dù phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dịng tiền chiết khấu khơng đơn giản về mặt thực tiễn và dễ thực hiện như phương pháp giá trị tài sản rịng, nhưng nó thể hiện được sát hơn mục đích của nhà đầu tư. Vì vậy, Chính phủ có thể mở rộng hơn đối tượng áp dụng phương pháp này sang cả các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận rịng trên nguồn vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm liền kề lớn hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.
* Quy định rõ hơn việc xác định nguyên giá của tài sản là nhà cửa,
vật kiến trúc trong phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản ròng.
Theo quy định, để xác định nguyên giá các cơng trình mới hồn thành đầu tư xây dựng trong 3 năm thì sử dụng giá trị quyết tốn cơng trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thực trạng xây dựng cho thấy: có khơng ít cơng trình hồn thành sau 3 năm nhưng chưa thể quyết toán được vì nhiều lý do khác nhau. Hơn nữa, giá trị quyết tốn của cơng trình có thể khác nhau giữa giá trị quyết toán bên A- bên B, giá trị quyết toán do kiểm toán đưa ra hoặc giá trị do chủ đầu tư quyết tốn. Nên chăng, đối với cơng trình đã được kiểm tốn hoặc được chủ đầu tư quyết tốn thì ngun giá là giá trị quyết tốn đã được duyệt; đối với những cơng trình chưa quyết tốn được thì tạm thời xác định trên cơ sở quyết toán A- B và sẽ được điều chỉnh khi có quy định chính thức.
* Có chính sách hợp lý hơn khi xác định cơng nợ trong giá trị doanh nghiệp.
Công nợ là một trong những vướng mắc lớn nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Nhiều khoản công nợ phải thu đã thực sự trở thành cơng nợ khó địi và do đó khơng thể chuyển thành tài sản cho cổ đông của công ty cổ phần nhưng lại chưa đủ điều kiện và hồ sơ để giải quyết và xử lý công nợ theo quy định hiện hành. Vì vậy, trên thực tế quá trình định giá của
DNNN đang đòi hỏi nhà nước cần bổ sung các quy định để xử lý tích cực hơn hoặc khoanh nợ và giao cho công ty cổ phần theo dõi giữ hộ nhà nước trong khoảng thời gian nhất định. Nếu làm được như vậy, cổ đông sẽ đỡ thiệt thịi vì đây là giá trị doanh nghiệp “ảo”.
* Quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và giá trị vơ hình của mợt số ngành đặc thù.
Kết quả xác định giá trị thương hiệu tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, như đối tượng của việc định giá, mục đích của việc định giá và cả đối tượng sử dụng kết quả định giá. Doanh nghiệp vẫn có thể lỗ hoặc khơng đạt được lợi nhuận siêu ngạch cho dù doanh nghiệp có giá trị thương hiệu. Nên chăng xác định giá trị thương hiệu bằng cách:
Nếu giá trị thương hiệu đã được hình thành do quan hệ mua bán, trao đổi thì giá trị thương hiệu là giá trị mua bán trao đổi.
Nếu giá trị thương hiệu chưa được xác định thì quy định: Giá trị thương hiệu do cơng ty kiểm tốn hoặc cơ quan có thẩm quyền nhà nước xác định.
* Hoàn thiện hơn vấn đề giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Một là: Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo đơn giá cho thuê đất
của địa phương nhân với số năm hoạt động của công ty cổ phần và đưa giá trị đó vào giá trị doanh nghiệp.
Hai là: Xác định giá trị quyền sử dụng đất theo đơn giá đền bù của địa
phương khi nhà nước thu hồi lại diện tích đất để xây dựng các cơng trình phúc lợi công cộng và không nhất thiết phải xác định quyền kiểm soát doanh nghiệp với giá trị đất góp vốn.
Ba là: Bổ sung vào giá trị doanh nghiệp lợi thế khi doanh nghiệp thuê
bởi lẽ mức thuê đất hiện nay mà doanh nghiệp phải trả thường thấp hơn với giá thuê đất trên thị trường.
* Hồn thiện khn khổ pháp lý
Việc ra đời một số văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn cho công tác định giá doanh nghiệp trong thời gian gần đây, mà điển hình là Nghị định số 109/2007/NĐ- CP do Chính phủ ban hành ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 187 ngày 16/11/2004, chứng tỏ nhà nước ta đã ngày càng quan tâm hơn tới tiến trình CPH, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó vẫn chưa tạo ra được hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp xác định giá trị. Vì vậy, hồn thiện khn khổ pháp lý cho vấn đề định giá doanh nghiệp đã và đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết để đẩy nhanh tốc độ CPH trong giai đoạn hiện nay. Theo chúng tơi cần hồn thiện theo những hướng sau:
Cần nhanh chóng ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa Nghị định 109/2007/NĐ-CP để Nghị định nhanh chóng phát huy trong thực tế, trở thành động lực mạnh đẩy nhanh tiến trình CPH doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Các văn bản này cũng cần giải thích, hướng dẫn một cách cụ thể các điều khoản trong Nghị định, đặc biệt là những điều khoản về xử lý tài chính và điều khoản về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp…
Trên cơ xem xét những bất cập của một số quy định hiện nay liên quan đến vấn đề định giá tài sản của doanh nghiệp, cần sửa đổi một số quy định không phù hợp.
Cần ban hành thêm một số văn bản pháp luật về định giá doanh nghiệp vì đây là vấn đề hết sức phức tạp, chỉ dựa vào những quy định tại Nghị định 109 là chưa đủ.
Sửa đổi một số văn bản liên quan đến việc định giá quyền sử dụng đất của DNNN khi tiến hành CPH theo hướng áp dụng cơ chế cho thuê đất
duy nhất để các doanh nghiệp thốt khỏi tình trạng áp dụng các văn bản pháp luật có sự mâu thuẫn như hiện nay, đồng thời tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng (tránh tình trạng doanh nghiệp này lựa chọn giao đất, doanh nghiệp kia lựa chọn thuê đất sẽ có giá trị doanh nghiệp rất khác nhau).
Nên ban hành riêng các văn bản pháp luật liên quan đến CPH và định giá các Ngân hàng Thương mại Nhà nước vì đây là loại hình doanh nghiệp đặc thù, các quy đinh có tính chất chung áp dụng với doanh nghiệp này là khơng phù hợp. Điển hình như Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Như vậy, có thể nói giá trị vơ hình của Ngân hàng là rất lớn. Xác định lợi thế kinh doanh theo quy định trên đối với Ngân hàng sẽ làm cho giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại trở nên quá thấp so với tín nhiệm trước cộng đồng dân cư, không thể hiện đúng tầm cỡ Ngân hàng trong mắt công chúng. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả một số nhà đầu tư lợi dụng CPH để nắm giữ Ngân hàng. Những giá trị vơ hình của Ngân hàng cũng vì vậy đúng ra thuộc sở hữu Nhà nước lại rơi vào sở hữu tư nhân do đề án xây dựng khơng định giá tài sản vơ hình của Ngân hàng, gây tổn thất cho Nhà nước.