D Tài sản hình thành từ quỹ khen
2.3.2.1. Về xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản * Điều kiện áp dụng
* Điều kiện áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.
* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu: Đơn giản, dễ thực hiện, khơng địi hỏi những kỹ năng tính tốn phức tạp.
+ Nhược: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; Khơng thể loại bỏ hồn tồn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ sách kế tốn, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.
* Hạn chế
Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vơ hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết cơng nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…
Và cụ thể trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này có một số vấn đề như sau:
- Đối với những tài sản cố định hữu hình:
Việc xác định giá trị tài sản là hiện vật (tài sản hữu hình) theo Thơng tư 126/BTC chỉ xác định giá những tài sản mà Công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Giá trị thực tế của tài sản được tính theo cơng thức:
GT thực tế của TS = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của TS tại thời điểm thẩm định giá.
Thực hiện theo công thức trên sẽ phát sinh một số vấn đề như sau: Về nguyên giá: Đối với tài sản là máy, thiết bị, theo Thông tư, bắt buộc phải đánh giá lại nguyên giá tại thời điểm xác định giá. Trong trường hợp tài sản là dây chuyền sản xuất rất lạc hậu về công nghệ, hiện tại không cịn được sản xuất, lưu thơng trên thị trường và cũng khơng có tài sản so sánh tương đương thì được xác định theo nguyên giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán lại rất cao, bất hợp lý do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần bởi chênh lệch về tỷ giá theo quy định của Nhà nước trong chế độ kế tốn trước đây.
Về chất lượng cịn lại: Chất lượng còn lại của tài sản được đánh giá theo hướng dẫn của Bộ quản lý của các ngành kinh tế kỹ thuật. Trên thực tế, các Bộ, ngành kinh tế kỹ thuật thường có khung đánh giá cho tài sản còn đủ điều kiện vận hành tham gia vào sản xuất cao hơn tỷ lệ 20%, như vậy thì chất lượng của tài sản dù thế nào khi được đưa vào CPH cũng khơng thấp hơn 20%. Đối với những doanh nghiệp có tài sản được hình thành trong thời kỳ bao cấp, cách đây 15-20 năm, dây chuyền thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu nhưng khi tiến hành CPH nếu loại ra hết tài sản sẽ khơng cịn có thiết bị để đưa vào CPH. Để duy trì cơng ăn việc làm cho cơng nhân, doanh nghiệp buộc phải giữ lại những tài sản đó (như các nhà máy đay, công ty vận tải thuỷ thuộc các nhà máy xi măng,…). Như vậy: Về chất lượng, các doanh nghiệp này phải chấp nhận chất lượng của các tài sản cũ kỹ, lạc hậu; nhưng về nguyên giá lại phải sử dụng giá trên sổ sách kế toán ở mức quá cao như ở trên đã phân tích. Kết quả là giá trị của tài sản đánh giá theo phương pháp tài sản là cao bất hợp lý, không phù hợp với giá trị thực tế hiện tại của tài sản.
Xác định giá trị doanh nghiệp CPH là một nhà máy kéo sợi đay hoàn thành năm 1989 với vốn đầu tư dây chuyền thiết bị kéo sợi đay nhập khẩu từ Italia là 5.362.000 USD. Máy được sản xuất năm 1988 và lắp ráp năm 1989, với tỷ giá áp dụng cố định ban đầu là 225đ/USD. Theo sự chỉ đạo của Nhà nước về đánh giá lại nguyên giá, tài sản có giá trị tăng lên hơn 40 lần, do đó nguyên giá tài sản trên sổ sách kế tốn của cơng ty rất cao: 53.723.317.989 đồng.
Năm 1991, Liên Xơ tan rã, thị trường tiêu thụ khơng cịn, sản phầm của Công ty tiêu thụ khó khăn, thua lỗ triền miên, khơng khấu hao được tài sản cố định, sau 15 năm hoạt động chỉ khấu hao được 18% nguyên giá theo sổ sách kế toán (hơn 9 tỷ đồng). Đến thời điểm CPH, giá trị tài sản trên còn lại là 44.193.399.291 đồng.
Trên thực tế, do sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, dây chuyền sản xuất này đã quá cũ kỹ, lạc hậu, vì vậy khơng thể tìm được dây chuyền mới tương đương trên thị trường. Như vậy, nếu thực hiện theo Thông tư 126, giá trị của lô dây chuyền đay này được xác định theo nguyên giá trên sổ sách kế toán là 53.723.317.989 đồng, chất lượng cịn lại tạm tính là 20%, áp dụng cơng thức trên tính được giá trị lơ dây chuyền này là khoảng 10,7 tỷ đồng. Trong khi đó, giá của những tài sản tương đương có cùng cơng suất tính năng và thời gian đưa vào sử dụng ở trên thị trường máy cũ trong thời gian gần đây chỉ vào khoảng 2 tỷ đồng.
- Đối với tài sản cố định vơ hình
Theo hướng dẫn của Thông tư 126, giá trị tài sản vơ hình (nếu có) được xác định theo giá trị cịn lại đang hạch tốn trên sổ sách kế toán (đối với giá trị quyền sử dụng đất có hướng dẫn riêng). Trong Quyết định 206 của Bộ Tài chính về xác định thời gian sử dụng tài sản vơ hình (khơng phải quyền sử dụng đất) thì "doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vơ hình nhưng tối đa khơng q 20 năm".
Ở đây vấn đề đặt ra là tài sản cố định vơ hình đã khấu hao hết và thu hồi đủ vốn mà công ty cổ phần vẫn tiếp tục sử dụng nhưng lại không được đánh giá lại để đưa vào giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt với những doanh nghiệp có tỷ trọng giá trị tài sản vơ hình lớn, nhưng khơng thuộc đối tượng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF; hoặc trong trường hợp do doanh nghiệp tự quy định thời gian khấu hao cho tài sản vơ hình, thường có xu hướng khấu hao nhanh, thời gian khấu hao rút ngắn nên đến cuối kỳ khấu hao giá trị cịn lại trên sổ sách kế tốn có thể rất thấp, nhưng giá trị thực tế cịn cao.