Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác dạy và học theo hình thức trực tuyến các môn Lý

Một phần của tài liệu ban-tin-qui-so-57 (Trang 45 - 46)

- Khả năng tương tác kém: Với hình thức học trực tuyến sự tương tác giữa các bạn sinh viên, học

2.2.3. Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác dạy và học theo hình thức trực tuyến các môn Lý

dạy và học theo hình thức trực tuyến các mơn Lý luận chính trị tại Nhà trường

Kết quả đạt được

Công tác chuẩn bị cho giảng dạy trực tuyến được triển khai nhanh chóng và khá bài bản mặc dù đây là lần đầu tiên, chưa có tiền lệ. Lãnh đạo Nhà trường cũng như lãnh đạo bộ môn đã sâu sát vào

cuộc để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Trước khi bắt đầu học kỳ, bộ môn thành lập các hội đồng kiểm tra và đánh giá hồ sơ giảng dạy của các giảng viên nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng và bổ sung kịp thời những thiếu sót.

Các giảng viên thường xuyên chia sẻ thông tin, hướng dẫn kỹ thuật ở mọi nơi, mọi lúc, khắc phục những bỡ ngỡ ban đầu của hình thức giảng dạy mới. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Trường cũng thường xuyên chia sẻ nhiều đoạn clip hướng dẫn kỹ thuật trong suốt học kỳ và cả năm học.

Thời gian đầu, Nhà trường triển khai giảng dạy thông qua các ứng dụng Zoom Meeting. Từ học kỳ 2, năm học 2019 – 2020 đến nay, ứng dụng đồng bộ phần mềm Microsoft Teams. Do tính đặc thù của môn học thiên về lý thuyết, số lượng sinh viên trong một lớp lại đông hơn nhiều so với các lớp chun ngành, nên cũng gây khơng ít khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy, trao đổi và quản lý lớp. Tuy nhiên, những khó khăn đã dần được khắc phục khi 100% giảng viên trong Bộ môn triển khai giảng dạy trên ứng dụng với hệ thống quản lý học tập trực tuyến có sẵn. Với đặc thù của mơn học, nên trong quá trình dạy trực tuyến, giảng viên sẽ đưa những vấn đề có tính thực tiễn hiện nay vào nội dung bài giảng hoặc để tăng cường mức độ tương tác trao đổi giữa giảng viên với sinh viên; giảng viên đã sử dụng công cụ chát, cửa sổ trò truyện trên nền tảng chọn dạy trực tuyến với sinh viên để giải đáp câu hỏi, bài tập mà các em còn đang vướng mắc.

Để có một giờ giảng trực tuyến có hiệu quả, khoa, bộ mơn và từng giảng viên đã nghiên cứu xây dựng và thiết kế nội dung bài giảng theo đề cương môn học, đồng thời kết hợp đa dạng và hợp lý các phương pháp giảng dạy như trình chiếu bài giảng có hình ảnh minh họa, bài tập, video, phim tư liệu… Kết quả đạt được sau một thời gian tổ chức giảng day trực tuyến, phần lớn giảng viên trong khoa đều cho ý kiến chung là số lượng sinh viên tham gia giờ học trên trực tuyến chiếm tới 80 - 90%, có những lớp tỷ lệ lên tới 100%. Chất lượng sinh viên đảm bảo chỉ tiêu Hội nghị viên chức đã đề ra. Cụ thể:

- Năm học 2019 – 2021: tỷ lệ sinh viên Khá, giỏi đạt trên 40%, sinh viên Yếu, kém là 2,38%.

- Năm học 2020 – 2021: tỷ lệ sinh viên Khá, giỏi đạt trên 41,6%, sinh viên Yếu, kém là 8,12%.

Tồn tại, hạn chế

Từ kết quả đạt được trong triển khai giảng dạy trực tuyến trên các ứng dụng Zoom meeting và Microsoft Teams, trong quá trình thực hiện, giảng viên vẫn gặp phải một số khó khăn sau:

- Với ưu điểm là giúp giảng viên và sinh viên có thể tương tác trực tuyến để nắm nội dung kiến thức của bài học. Tuy nhiên, do nghỉ ở nhà lâu, sinh viên

44 KH&CN QUI

khó tự học, cần giảng viên theo sát, nhắc nhở đồng hành giúp các em không bị xao nhãng việc học. Dạy trực tuyến, giảng viên khó đánh giá và quản lý giờ dạy, đặc biệt đối với những mơn chính trị đều có sĩ số lớp đơng từ trêm 50 sinh viên/01lớp.

- Do triển khai gấp rút, vì giảng dạy trực tuyến là giải pháp tình thế để đối phó với dịch Covid-19 nên một số giảng viên khả năng thích ghi với cơng nghệ vẫn còn chậm, nên sẽ vất vả hơn so với dạy trực tiếp.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt, chưa đảm bảo nên hệ thống mạng truy cập thường bị ngẽn hoặc đường truyền kém, dẫn đến chất lượng buổi học chưa được cao.

- Mặc dù các em sinh viên khá năng động trong sử dụng công thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cơ giáo, nhưng trên thực tế do hồn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình các em, nên sẽ chi phối nhiều đến hoạt động học trực tuyến của các em.

- Do sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình học chủ yếu là từ một chiều, sinh viên tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ khơng trực tiếp. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.

Mặc dù đến nay, việc dạy và học trực tuyến tại Nhà trường đã ổn định hơn, thầy và trò đã nắm bắt, triển khai trong điều kiện có kinh nghiệm tốt hơn, tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.

Một phần của tài liệu ban-tin-qui-so-57 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)