- Khả năng tương tác kém: Với hình thức học trực tuyến sự tương tác giữa các bạn sinh viên, học
2.3.1. Về phía Nhà trường
* Ban hành các quy chế cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo hình thức trực tuyến
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, trong thời đại 4.0, học trực tuyến đang ngày càng khẳng định nhiều ưu điểm vượt trội, xu hướng học trực tuyến khơng chỉ là biện pháp tình thế trong thời dịch bệnh mà sẽ là xu hướng mà Việt Nam cần tiến tới trong tương lai. Do đó, Nhà trường cần ban hành các quy chế cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo hình thức trực tuyến. Bao gồm các quy chế về hồ sơ, chất lượng bài giảng, công tác quản lý học sinh, sinh viên; đặc biệt cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chí và phương thức đánh giá chất lượng sinh viên phù hợp với hình thức học mới so với hình thức học truyền thống trước đây.
* Bổ sung, hoàn thiện và nâng cấp, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác giảng dạy theo hình thức trực tuyến.
Đối với một số các mơn học có thể ghi hình sẵn bài giảng, chia sẻ các video để các em sinh viên có
thể chủ động về thời gian, địa điểm tự nghiên cứu trước; một số môn học cần tăng thời lượng tương tác trực tiếp giữa thầy cơ và sinh viên. Do đó, Nhà trường cần quan tâm đầu tư trang thiết bị đồng bộ, có tính bảo mật cao phục vụ cơng tác ghi hình, mà giảng dạy trực tuyến của giảng viên nhằm đáp ứng được yêu cầu một cách tốt nhất cho cả người dạy lẫn người học.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng “số hoá”
Nhà trường cần có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo xu thế “số hoá” để bắt kịp và đáp ứng tốt công tác giảng dạy theo hình thức mới này. Giảng viên nắm bắt tốt công nghệ cũng là điều kiện quan trọng giúp họ có thể khai thác các tính năng của ứng dụng giảng dạy, có thể thiết kế các bài giảng sinh động, khoa học, có tính thuyết phục cao và qua đó nâng cao chất lượng các giờ học.