Chuỗi giá trị cây thanh long ở Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh nghiên cứu

4.1.2. Chuỗi giá trị cây thanh long ở Bình Thuận

Cây thanh long (Hylocrut undatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Thanh long là loại cây trái phù hợp khi trồng ở những miền đất khơ nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Thanh long cũng là loại cây trái nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là có thể thu hoạch, sản lượng trung bình khoảng từ 20 đến 30 tấn/hecta mùa thuận

và 20 tấn/hecta mùa nghịch. Thanh long ở Việt Nam trồng có hai loại giống là

loại ruột trắng và loại ruột đỏ. Giống thanh long ở Bình thuận trổ hoa theo mùa

từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch và tỷ lệ đậu trái trên hoa nở là 100%.

Thanh long hiện nay được trồng ở 30 tỉnh thành cả nước, tuy nhiên tập

trung lớn nhất ở ba tỉnh là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Riêng tỉnh Bình

thuận diện tích trồng cây thanh long chiếm 66,42% diện tích đất nơng nghiệp và

67,87% sản lượng cả nước. Bình Thuận cũng là địa phương đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap với diện tích trên 9.182 hecta.

Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng cây thanh long của Việt Nam, năm 2016.

Diện tích Sản lượng Vùng canh tác Hecta Tỷ trọng (%) Tấn Tỷ trọng (%) Bình Thuận 26.026 66,42 450.000 67,87 Tiền Giang 5.230 13,34 95.000 14,32 Long An 7.926 20,24 118.000 17,81 Cả nước 39.182 100 663.000 100

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016.

Hiện nay cây thanh long Việt Nam đã xuất khẩu hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài thị trường tiêu thụ truyền thống gồm Trung Quốc, Thái Lan,

Indonesia, Maylaysia, Hà Lan... trái thanh long đang từng bước xâm nhập vào thị trường một số nước mới là Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chile, Nhật Bản và ngay

cả thị trường khó tính như Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu thanh long khá cao và tăng mạnh qua các năm.

Biểu đồ 4.1: Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Giá bán thanh long cũng dựa theo mùa, mùa thuận thì giá giảm, mùa nghịch thì giá tăng. Trong chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh thanh long, kênh tiêu thụ nội địa có tổng suất lợi nhuận cao hơn so với xuất khẩu (68,42% so với 55,33%), tuy nhiên phần lợi nhuận này lại rơi vào các trung gian, đặc biệt là kênh bán lẻ. Với kênh xuất khẩu, nơng dân có tỷ suất lợi nhuận khá hơn khi tiêu thụ nội địa (51,28% so với 45,22%).

Biểu đồ 4.2: Giá tiêu thụ thanh long của các hộ nơng dân ở Bình Thuận giai đoạn 2010-2016.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 4.2: Tỷ suất lợi nhuận toàn chuỗi theo kênh thị trường, năm 2016. Giá thành Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Giá thành Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Thị trường tiêu thụ Đồng/kg Đồng/kg % Nội địa Nông dân 11,500 5,200 45.22% Thương lái 1,200 1,000 83.33% Bán sỉ 850 1,000 117.65% Bán lẻ 1,650 3,200 193.94%

Xuất khẩu

Nông dân 11,700 6,000 51.28%

Thương lái 800 1,200 150.00%

Công ty xuất khẩu 2,320 1,000 43.10%

Tổng xuất khẩu 14,820 8,200 55.33%

Nguồn: Tác giả khảo sát và tính tốn trên 1 kg thanh long tươi năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)