CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Một số khuyến nghị nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính
thức của các nông hộ trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Dựa vào cơ sở lý thuyết, kết quả khảo sát và kết quả hồi quy của mơ hình kinh tế lượng Binary Logistic, đề tài nghiên cứu đề xuất một số gợi ý cho các tổ chức tín dụng và các nơng hộ trồng thanh long ở Bình Thuận nhằm cải thiện và biến độc lập của mơ hình tác động đến xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ như sau:
5.2.1. Yếu tố quy mô sản xuất và giá trị tài sản tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh thanh long xuất, kinh doanh thanh long
Trong các hộ gia đình có vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các hộ có đời sống trung bình trở lên chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do những hộ này có
điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, mặt khác khi chính quyền địa phương hỗ
trợ cho các nông hộ phát triển trồng cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và tăng cường giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới, xúc tiến thương mại giống thanh long ruột đỏ có chất lượng cao đã góp phần tạo thu nhập và kinh tế hộ gia đình phát triển bền vững. Qua điều tra thực tế cho thấy
các hộ gia đình có điều kiện kinh tế trung bình trở lên thường tự tin trong việc
SXKD. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ khơng có điều kiện thuận lợi trong quá trình SXKD, mặt khác tài sản thế chấp (diện tích đất) và các tài sản khác tham gia vào quá trình SXKD rất hạn chế nên rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng, vì vậy khi có nhu cầu vay nhưng khả năng để các tổ chức tín dụng xét duyệt cho vay cịn hạn chế, khó tiếp cận nguồn tín dụng. Để các hộ gia đình (nhất là các hộ nghèo) có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, đồn thể trong xã hội để có thể giảm số hộ nghèo xuống mức thấp nhất. Đặc biệt phát triển loại hình cho thuê tài chính trong lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảo
đảm nợ vay (cho vay khơng cần thế chấp). Từ đó, nâng cao đời sống của nơng
hộ, góp phần nâng cao giá trị tài sản thế chấp và các tài sản khác tham gia vào quá trình SXKD, điều này giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu qua liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước, trong đó vai trị Nhà nước là chủ đạo, điều phối, tạo liên kết chặt chẽ trong môi trường mang tính pháp lý cao, giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất để hợp đồng bao tiêu sản phẩm có thể được xem xét trở thành tài sản
đảm bảo thay thế cho các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần như là hình
thức thế chấp quy nhất hiện nay.
Thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong
tín dụng chính thức nơng thơn. Đặc biệt cần khuyến khích q trình tích tụ ruộng
đất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp qua những chính sách thích hợp và mạnh
5.2.2. Yếu tố thu nhập bình quân một năm của chủ hộ
Thu nhập bình qn của chủ hộ góp phần nâng cao khả năng trả nợ, do đó nếu thu nhập bình quân của chủ hộ càng cao thì khả năng trợ nợ càng đảm bảo,
điều này sẽ giúp cho nông hộ dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tốt hơn. Vì vậy, các hộ nơng dân cần chủ động nâng cao thu nhập, không chỉ đối với
chủ hộ mà còn đối với tất cả các thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp góp phần gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Để làm được điều này, các cơ quan ban ngành, tổ chức,
đồn thể cần có chính sách hỗ trợ, tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần nâng
cao thu nhập cho các nơng hộ tại địa phương.
Mặt khác, cùng với sự nỗ lực gia tăng thu nhập bình quân của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thì chính quyền địa phương có những chương trình
hành động cụ thể, nâng cao xúc tiến thương mại, đảm bào đầu ra và bình ổn giá thanh long đến mùa thu hoạch. Thực tiễn hiện nay, vào mùa thu hoạch thanh
long (trúng mùa) thì giá bán thanh long lại giảm mà nghịch mùa thì giá bán lại
tăng, có thời điểm tại nhà vườn giá thanh long chỉ có 500 đồng/kg (thanh long
ruột trắng).
5.2.3. Yếu tố lãi suất cho vay cho nông hộ
Yếu tố lãi suất cho vay cho hộ nơng dân góp phần hạn chế tiếp cận tín dụng nơng hộ trồng thanh long. Thực tiễn cho thấy, có những năm lạm phát tăng
cao, chính sách siết chặt tín dụng, lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến việc vay
vốn của các hộ nông dân. Nền nông nghiệp của Việt Nam chưa theo kịp thế giới,
đa số các nông hộ đều hạn chế về vốn, thiết bị, kỹ thuật để canh tác thanh long
theo tiêu chuẩn VietGap do vậy đa phần muốn họ thoát nghèo, vươn lên trở
nguồn vốn đủ mạnh, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mới phát triển bền
vững. Để đạt được điều này, trước mắt họ cần phải có vốn và bắt buộc họ phải sử dụng đồng vốn vay để cải thiện được sản xuất, năng cao đời sống. Chính vì vậy, lãi suất là một trong yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nơng dân. Do vậy, Chính phủ, ngân hàng nhà nước phải quan tâm, hỗ trợ về mặt bằng lãi suất cho vay để có thể phát triển bền vững loại hình canh tác thanh long vốn là thương hiệu đặc sản của tỉnh Bình Thuận.
5.2.4. Kiến nghị khác
Mặt khác, để thị trường tín dụng nơng thơn tại Bình Thuận phát triển tốt
hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị sau:
Đối với Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Thuận:
Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận nên tiến
hành chủ trì, phối hợp cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tổ chức đối thoại trực tiếp giữa hộ nông dân và tổ chức tín dụng để giải quyết những khó
khăn vướng mắc của người dân trong q trình tiếp cận vốn vay. Đồng thời, qua đó cũng phổ biến phổ biến cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng, lãi suất và các cơ chế chính sách khác có liên quan… để các hộ nơng dân có thể tiếp cận được
vốn vay dễ dàng hơn.
Đối với các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Thứ nhất, đa dạng hoá các đối tượng phục vụ. Số liệu thống kê cho vay
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh cho thấy, mặc dù nợ quá hạn của nông dân thường dưới mức 3%, thấp hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thế nhưng các
tổ chức tín dụng trên địa bàn khơng nhiệt tình, mặn mà trong việc cho các nông hộ vay. Một trong các lý do là các nông hộ thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh mún. Vì vậy các tổ chức tín dụng cần phải thay đổi quan điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính
cơng bằng trong cơng tác tín dụng nơng thơn nhằm góp phần tăng thu nhập ở
nông thơn.
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đảm bảo nợ vay của các hộ nông dân,
không quá chú trọng vào một loại tài sản duy nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nông hộ như hiện nay.
Thứ ba, mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn: Các nơng hộ
thường vay vốn mục đích sử dụng kép là sản xuất và tiêu dùng. Những quy định
ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay tạo nên phân biệt đối xử với những hộ nơng dân, và càng khiến cho họ khó vay được số tiền thỏa mãn nhu cầu với mức lãi suất hợp lý.
Thứ tư, tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn theo hướng giảm bớt các
thủ tục phiền hà, phù hợp với trình độ của người dân, bảo đảm hộ dân tiếp cận
được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện. Ví dụ: như đơn giản hoá và rút
ngắn thời hạn thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, rút ngắn thời gian xét duyệt
món vay.
Đối với chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh Bình Thuận
Một là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong
việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn, như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của
các ngân hàng. Ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngồi việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro; tăng phạm vi phục vụ, và những dịch vụ phụ trợ, cần tập trung hơn trong việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Hai là, cần tăng cường hơn nữa hoạt động khuyến nông để hỗ trợ cho các
hộ nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, từ đó phát huy hiệu quả trong sử dụng vốn vay.
Ba là, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, giấy
chứng nhận trang trại tạo điều kiện để người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng