Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 49 - 54)

STT Các yếu tố xem xét Ý kiến của người

tham gia thảo luận

Các yếu tố sau khi nghiên cứu định tính

1 Giới tính của chủ hộ Khơng thay đổi Giới tính của chủ hộ

2 Độ tuổi của chủ hộ Không thay đổi Độ tuổi của chủ hộ

3 Thu nhập của chủ hộ Không thay đổi Thu nhập của chủ hộ

4 Quy mô đất đai Điều chỉnh Quy mô sản xuất

5 Số lượng lao động chính Khơng thay đổi Số lượng lao động chính

6 Địa vị chủ hộ Bổ sung và điểu chỉnh Quan hệ xã hội của chủ hộ

7 Giấy chứng nhận quyền

Lãi suất cho vay Bổ sung Lãi suất cho vay

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Vì vậy, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập dữ liệu thực hiện nghiên cứu định lượng tiếp theo. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn

được trình bày trên khổ giấy A4 giúp cho người khảo sát thuận tiện trả lời (Phụ

lục 2).

3.3.2. Nghiên cứu định lượng

Mục tiêu của việc nghiên cứu định lượng nhằm mục đích giải thích vấn đề

nghiên cứu và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố đã được phát hiện trong

nghiên cứu định tính. Dựa trên dựa trên nghiên cứu định lượng và cơ sở lý

thuyết, tác giả vận dụng mơ hình Binary Logistic để đưa các yếu tố phù hợp vào mơ hình nghiên cứu ban đầu.

Trong nghiên cứu định lượng, việc thiết kế bảng câu hỏi để thu thập số

liệu rất quan trọng và cần thiết để giúp thu thập thông tin không xảy ra lỗi do

việc xác định mẫu và không xác định được mẫu (Aaker, 2004).

Nghiên cứu định lượng được thực hiện như sau:

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng khảo sát là các nông hộ trồng cây thanh long trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận.

Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể chấp nhận giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính sự nghiệp, có 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện và 127 xã, phường. Trong đó, vùng có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất nước gồm 4 huyện: huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và

Hàm Tân. Ở bốn huyện này, tác giả chọn 3 xã sao cho thuận tiện để tiến hành

điều tra phỏng vấn các nơng hộ.

3.3.2.2. Kích thước mẫu

Theo Tabachnick and Fidell (1996), dữ liệu thu thập là đang thu thập tại một thời điểm nên quy mô mẫu đảm bảo lớn hơn: n = 50+5P với P là số biến độc lập được lựa chọn trong mơ hình. Trong đề tài tác giả ước lượng kích thước mẫu nên lớn hơn hoặc bằng 95 (Hổ, 2012).

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn 4 huyện, mỗi huyện chọn ba xã, mỗi xã chọn 20 nơng hộ. Như vậy, kích thước mẫu thực tế là 4 huyện x 3 xã x 20 mẫu = 240 mẫu.

3.3.2.3. Phân tích hồi quy

Sau khi nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và tiến hành lập bảng câu hỏi đề khảo sát, tác giả thu thập số liệu, mã hóa và nhập liệu vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy và kiểm

định giả thuyết nhằm khẳng định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định

các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến

khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ trồng cây thanh long ở

tỉnh Bình Thuận.

Chương 3 này giới thiệu mơ hình hồi quy Binary Logistic, trình bày

phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và

phân tích, kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định tính và định lượng. Mơ hình Binary Logistic sử dụng để phân tích số liệu với sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh nghiên cứu

4.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc

giáp Lâm Đồng, Tây giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam

giáp Bà Rịa – Vũng Tàu.

Diện tích đất tự nhiên là 782.846 hecta, trong đó 219.741 hecta đất nơng nghiệp (Niên giám thống kê 2016).

Bình Thuận có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng

10 và mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ít, trung bình

1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng ½ lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Độ ẩm

trung bình hàng năm là 79%. Điều kiện thời tiết tại Bình Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước, khí hậu nhiệt đới khô, nhiệt độ cao. Chính vì vậy rất thích hợp cho việc canh tác cây thanh long.

4.1.2. Chuỗi giá trị cây thanh long ở Bình Thuận

Cây thanh long (Hylocrut undatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Thanh long là loại cây trái phù hợp khi trồng ở những miền đất khơ nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Thanh long cũng là loại cây trái nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là có thể thu hoạch, sản lượng trung bình khoảng từ 20 đến 30 tấn/hecta mùa thuận

và 20 tấn/hecta mùa nghịch. Thanh long ở Việt Nam trồng có hai loại giống là

loại ruột trắng và loại ruột đỏ. Giống thanh long ở Bình thuận trổ hoa theo mùa

từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch và tỷ lệ đậu trái trên hoa nở là 100%.

Thanh long hiện nay được trồng ở 30 tỉnh thành cả nước, tuy nhiên tập

trung lớn nhất ở ba tỉnh là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Riêng tỉnh Bình

thuận diện tích trồng cây thanh long chiếm 66,42% diện tích đất nơng nghiệp và

67,87% sản lượng cả nước. Bình Thuận cũng là địa phương đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap với diện tích trên 9.182 hecta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)