CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
4.2.2. Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ
Tổng số 210 hộ được hỏi, có 163 hộ có nhu cầu vay, chiếm tỷ lệ 77,6% và 47 hộ khơng có nhu cầu vay từ tín dụng chính thức chiếm tỷ lệ 22,4%.
Bảng 4.6: Số nông hộ tham gia vào thị trường tín dụng chính thức
STT Loại hình vay vốn Số lượng
(nơng hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Nơng hộ có nhu cầu vay 163 77,6
2 Nông hộ khơng có nhu cầu vay 47 22,4
Tổng 210 100
Số vốn vay cần vay: bình qn nơng hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính
thức là 129,17 triệu đồng, trong đó mức vay thấp nhất là 30 triệu đồng và cao nhất là 500 triệu đồng/nông hộ. Số hộ vay được từ 30 triệu đến 100 triệu là 141 hộ chiếm tỷ trọng 67,17% tổng số hộ quan sát, số hộ vay từ trên 101 triệu đến 200 triệu đồng là 41 hộ chiếm tỷ trọng 19,6% tổng số hộ quan sát, số hộ vay từ 201 triệu đồng trở lên là 28 hộ, chiếm tỷ trọng 13,33% tổng số hộ quan sát.
Bảng 4.7: Số vốn nông hộ vay ở thị trường tín dụng chính thức
STT Số vốn nông hộ vay Số lượng
(nông hộ) Tỷ lệ (%) 1 Từ 30 đến 100 triệu đồng 141 67,1 2 Từ 101 đến 200 triệu đồng 41 19,6 3 Từ 201 triệu đồng trở lên 28 13,3 Tổng 210 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016, truy suất từ SPSS
Mục đích sử dụng vốn: theo số liệu mẫu khảo sát thì có đến 183 hộ vay
để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 87,1% tổng số hộ quan sát, chỉ có 27 hộ
vay tiêu dùng với tỷ trọng 12,9%. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế từ các tổ chức tín dụng cho vay thì hầu hết các hộ nơng dân đều vay vốn với mục đích vừa sản xuất vừa để tiêu dùng trong gia đình. Nguyên nhân vì khi vay vốn với mục đích
để sản xuất nơng nghiệp đơn thuần thì các hộ sẽ bị các tổ chức tín dụng chính
thức giới hạn số tiền vay. Việc này phụ thuộc vào định mức cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức đối với khách hàng căn cứ vào phương án sản xuất kinh
doanh của hộ. Theo quy định của các tổ chức tín dụng thì định mức cho vay
trồng thanh long bình quân 01 năm thường dao động từ 30 triệu đồng/ha đến 40 triệu đồng/hecta.
Bảng 4.8: Mục đích sử dụng vốn nông hộ vay của nông hộ
STT Số vốn nông hộ vay Số lượng
(nông hộ) Tỷ lệ (%) 1 Vay để sản xuất 183 87,1 2 Vay để tiêu dùng 27 12,9 Tổng 210 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016, truy suất từ SPSS
Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay: những khó khăn chủ yếu mà các
hộ nơng dân gặp phải khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức tập trung
như thủ tục phức tạp là 28 hộ với tỷ trọng 17,2%, thời gian chờ đợi lâu là 37 hộ
với tỷ trọng 222,7%, chi phí vay cao 28 hộ với tỷ trọng 17,2%, số tiền vay bị giới hạn là 35 hộ với tỷ trọng 21,7%, khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay là 29 hộ với tỷ trọng 17,7%, khác 06 hộ với tỷ trọng 3,5%.
Bảng 4.9: Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các nông hộ
STT Số vốn nông hộ vay Số lượng
(nông hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Thủ tục phức tạp 28 17,2
2 Thời gian chờ đợi lâu 37 22,7
3 Chi phí vay cao 28 17,2
4 Số tiền vay bị giới hạn 35 21,7
5 Khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay 29 17,7
6 Nguyên nhân khác 6 3,5
Tổng 163 100
Khơng có nhu cầu vay: trong số 47 hộ khơng có vay vốn tại các tổ chức
tín dụng chính thức, có 29 hộ (chiếm tỷ trọng 61,7%) cho biết là do họ khơng có nhu cầu vay vốn, 18 hộ (chiếm tỷ trọng 38,3%) cho biết do họ không đáp ứng đủ
các điều kiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng đặt ra. Đây cũng là vấn đề mà tác
giả đang nghiên cứu xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ.