Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 64 - 67)

STT Số vốn nông hộ vay Số lượng

(nông hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Thủ tục phức tạp 28 17,2

2 Thời gian chờ đợi lâu 37 22,7

3 Chi phí vay cao 28 17,2

4 Số tiền vay bị giới hạn 35 21,7

5 Khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay 29 17,7

6 Nguyên nhân khác 6 3,5

Tổng 163 100

Khơng có nhu cầu vay: trong số 47 hộ khơng có vay vốn tại các tổ chức

tín dụng chính thức, có 29 hộ (chiếm tỷ trọng 61,7%) cho biết là do họ khơng có nhu cầu vay vốn, 18 hộ (chiếm tỷ trọng 38,3%) cho biết do họ không đáp ứng đủ

các điều kiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng đặt ra. Đây cũng là vấn đề mà tác

giả đang nghiên cứu xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín

dụng chính thức của hộ.

4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic

4.2.3.1. Kiểm định sự tương quan tuyến tính giữa các biến số.

Sự tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các biến độc lập được thể hiện qua bảng ma trận hệ số tương quan tuyến tính (Phụ lục 5). Kết quả kiểm định cho thấy các cặp biến không thấy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu, đồng thời cho thấy mối

tương quan giữa các yếu tố.

Mối tương quan giữa biến phụ thuộc khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các biến độc lập giới tính của chủ hộ (Gioitinh), biến thu nhập của nông hộ (Thunhap), biến lãi suất cho vay (Laisuat) tương đối cao thể hiện qua hệ số

tương quan (Pearson Correlation) lần lượt là 0,511; 0,686; 0,763 với mức ý

nghĩa nhỏ hơn sig.<0.01, có nghĩa là biến phụ thuộc và biến Gioitinh, Thunhap có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là tương quan thuận. Như vậy, yếu tố giới tính của chủ hộ, yếu tố thu nhập của nơng hộ, yếu tố lãi suất cho vay có mức độ

ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông

hộ. Tuy nhiên, biến quy mô sản xuất (Quymo) và biến số lao động phụ thuộc

(Solaodong) có tương quan với biến phụ thuộc lần lượt là 0,636 và 0,314 với

mức ý nghĩa lần lượt là sig. = 0,605 ; sig.=0,837, điều này giải thích giữa biến quy mơ sản xuất với biến phụ thuộc có mối tương quan khơng chặt chẽ, có nghĩa

là các nông hộ không quan tâm đến số lao động chính, cũng như quy mô sản xuất của nông hộ trong khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Vì vậy, các đối

tượng phỏng vấn khi được hỏi về số lao động chính tham gia vào q trình sản

xuất nơng hộ thì họ cho rằng những lao động như trẻ em, người già vẫn là những

lao động chính cùng tham gia vào q trình sản xuất, khơng nhất thiết là những người trong độ tuổi lao động mới là lao động chính thực hiện sản xuất. Đối với

biến quy mô sản xuất khi được phỏng vấn thì họ cho rằng diện tích mà họ canh tác khơng phụ thuộc vào hình thức, cách thức tiếp cận tín dụng chính thức.

Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và các biến độc lập quan hệ xã hội của chủ hộ (Quanhe XH), biến giá trị tài sản của nông hộ (Taisan), biến tuổi của chủ hộ (Tuoi) lần lượt là -0,765; -0,526; -0,159 với mức ý nghĩa sig.<0.01, điều này giải thích giửa các biến quan hệ xã hội của chủ hộ, giá trị tài sản của nông hộ, tuổi của chủ hộ có mối tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc và đây là mối tương quan nghịch chiều.

4.2.3.2. Kiểm định hệ số hồi quy các biến

Mơ hình hồi quy Binary Logistic dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trồng cây thanh long và các biến độc lập. Kết quả hồi quy thể hiện như sau:

Kết quả ở bảng 4.10 kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình có

mức ý nghĩa quan sát sig.= 0.000, nên ta có thể an tồn bác bỏ giả thuyết H0: :

βGioitinh=0; H0: βQuanheXH=0; H0: βTaisan=0; H0: βSolaodong=0; H0: βLaisuat =0; H0: βThunhap

=0; H0: βTuoi=0; H0: βQuymo = 0.

Mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua giá trị -2LL (viết tắt của -2 Loglikehood) càng nhỏ càng tốt, ở bảng 4.11 cho thấy giá trị -2LL = 72,587 của

mơ hình là khơng cao lắm, như vậy thể hiện mức độ phù hợp rất tốt của mơ hình tổng thể. Hệ số tương quan Cox và Snell R Square đạt 0,615, trong khi đó hệ số

tương quan Nagelkerke R Square là 0,828 cho thấy rằng 82,2% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mơ hình nghiên cứu, cịn lại là do

các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng thanh long trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)