Hình thành đường cầu cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 134 - 135)

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

Y/ X đơn vị hàng hóa Y Ta có:

3.4.1.2. Hình thành đường cầu cá nhân

Tiếp tục khảo sát Hình 3.18(a) ta thấy tại đây, đường tiêu dùng - giá (price - consumption curve) đi qua các điểm A, B và C thể hiện sự kết hợp giữa 2 loại hàng hóa X và Y để tối đa hóa lợi ích khi giá hàng hóa X

135

thay đổi, các yếu tố khác không đổi. Như vậy, với sự giảm giá của hàng hóa X sẽ làm tăng khả năng mua cả hai hàng hóa của người tiêu dùng.

Nối các điểm a, b, c trên Hình 3.18(b) lại chúng ta có đường cầu cá nhân (đường cầu Marshall). Đường cầu thể hiện ở Hình 3.18(b) cho chúng ta biết số lượng hàng hóa X mà người tiêu dùng sẽ mua tương ứng với mỗi mức giá nhất định. Đây chính là đường cầu cá nhân của người tiêu dùng này. Vì đây là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về một loại hàng hoá trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Nguồn gốc hình thành đường cầu cá nhân về một hàng hố là từ sự thay đổi lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi giá của hàng hố đó thay đổi.

Đường cầu này có hai tính chất:

 Thứ nhất, độ thỏa dụng đạt được sẽ thay đổi khi chúng ta trượt dọc theo đường cầu. Với mức giá sản phẩm thấp hơn, chúng ta sẽ có mức thỏa dụng cao hơn và khả năng mua hàng hóa của người tiêu dùng sẽ gia tăng, đường cầu dốc xuống.

 Thứ hai, ở mọi điểm trên đường cầu, người tiêu dùng nhận được lợi ích tối đa và tỉ lệ thay thế cận biên của Y cho X sẽ giảm dần khi trượt dọc theo đường cầu từ trên xuống dưới. Điều này là do lợi ích cận biên của hàng hóa X sẽ giảm dần khi người tiêu dùng càng mua nhiều sản phẩm đó hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)