Phương trình và đồ thị đường cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 52 - 54)

CUNG CẦU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG

2.2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu

Giả định các yếu tố khác khơng đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi đó chúng ta có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản:

Qx = f(Px)

- Dạng hàm cầu tuyến tính cơ bản nhất là: QD = a - bP hoặc - Hàm cầu ngược: P = (a/b) - (1/b)QD.

Trong đó: a và b là các tham số, a > 0 và b ≥ 0. Tham số chặn a cho biết giá trị của Qd khi biến P có giá trị bằng 0. Các tham số b được gọi là

hệ số góc: Đo ảnh hưởng đối với lượng cầu khi biến P thay đổi và các

yếu tố khác giữ ngun.

Ví dụ, hệ số góc b đo sự thay đổi trong lượng cầu khi giá thay đổi

một đơn vị, có nghĩa là b = Qd /P. Như đã nhấn mạnh ở trên, Qd và P tỉ lệ nghịch, b có giá trị âm vì Qd và P trái dấu. Lưu ý: Ký hiệu  có

53

nghĩa là ”sự biến động trong”. Vậy, nếu lượng cầu tăng (giảm) thì Qd là số dương (âm). Tương tự như vậy, nếu giá tăng (giảm) thì P là số dương (âm). Nói chung, thương số Y/X đo lường sự thay đổi của Y khi

X thay đổi một đơn vị.

Đường cầu: Là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và

giá. Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định.

Hình 2.1. Đồ thị đường cầu

Theo quy ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng được đường cầu D (xem hình 2.1). Với tham số b > 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc âm. Độ dốc của đường cầu thường được xác định bằng công thức:

'( ) ' ( ) ' ( ) 1 1 Q P P P Q b Q      

Cầu thị trường: Bằng tổng các mức cầu cá nhân (từ cầu cá nhân ta

có thể suy ra được cầu thị trường). Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành) các đường cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá. Do đó, độ dốc của đường cầu thị trường thường thoải hơn đường cầu cá nhân. Hình 2.2 cho thấy đường cầu thị trường bằng tổng đường cầu A và B cộng lại theo chiều ngang.

54

Hình 2.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)