Các tính chất của đường bàng quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 111 - 114)

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1.3.2. Các tính chất của đường bàng quan

a) Các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ biểu thị mức độ thỏa mãn càng cao

Với các tập hợp gồm hai hàng hóa X và Y, sẽ cho những độ thỏa dụng khác nhau. Giả sử, trên đồ thị chúng ta vẽ hai đường bàng quan U1 và U2 (Hình 3.5). Đường U2 ở xa gốc tọa độ hơn đường U1. Trên đường U1, xác định một tập hợp hàng hóa bất kỳ, giả sử là tập hợp A với X1 đơn vị hàng hóa X và Y1 đơn vị hàng hóa Y, đường U1 sẽ thể hiện tất cả các tập hợp hàng hóa cho cùng một mức lợi ích giống như tập hợp A. Tương tự vậy, với tập hợp hàng hóa B nằm trên đường bàng quan U2, vẫn với Y1 đơn vị hàng Y nhưng lại có X2 đơn vị hàng X (X2 > X1). Theo giả thiết thứ tư người tiêu dùng ln thích tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa. Do đó, người tiêu dùng ưa thích tập hợp hàng B hơn là hàng A. Đường U2 bao gồm những tập hợp hàng hóa mang lại mức độ lợi ích như mức độ lợi ích của tập hàng hóa B mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, tất cả các tập hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan U2 có lợi ích cao hơn các tập hợp hàng hóa nằm trên đường bàng quan U1 hay nói cách khác đường bàng quan U2 thể hiện mức độ lợi ích lớn hơn là đường bàng quan U1.

112

Hình 3.5. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ, lợi ích càng tăng

Kết luận, các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì biểu thị mức độ thỏa mãn càng cao.

b) Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau

Chúng ta sẽ giả định ngược lại, giả sử có hai đường bàng quan cắt nhau như trên đồ thị 3.6. Hai đường bàng quan U1 và U2 cắt nhau tại C. Điểm B nằm trên đường U1 và điểm A nằm trên đường U2.

113

Do B và C cùng nằm trên đường bàng quan U1 nên 2 tập hợp hàng hóa B và C phải cho cùng một mức độ thỏa mãn như nhau đối với người tiêu dùng. Tương tự như vậy, do A và C cùng nằm trên đường U2 nên tập hợp A và C cũng phải mang lại mức độ thỏa mãn như nhau. Từ hai điều này, theo giả thiết hai về tính chất bắc cầu của sở thích, tập hợp A và B phải đem lại cùng một mức độ thỏa mãn như nhau. Tuy nhiên, điều này là vơ lý, bởi vì tập hợp hàng hóa A bao gồm nhiều hàng hóa hơn tập hợp C (nhiều hàng hóa Y hơn), do đó tập hợp hàng A phải có mức độ thỏa mãn cao hơn là tập hợp B. Chứng tỏ giả định ban đầu là sai, tức là không thể có hai đường bàng quan cắt nhau.

Với hai hàng hóa nhất định, có vơ số tập hợp hàng hóa khác nhau do sự kết hợp giữa các đơn vị khác nhau từ hai hàng hóa đó. Do đó, lợi ích của các tập hợp hàng hóa mang lại cho người tiêu dùng cũng rất đa dạng. Với hai hàng hóa đã cho, ta sẽ có khơng chỉ một, hai hay ba đường bàng quan mà sẽ có vơ số đường bàng quan. Mỗi điểm trên đồ thị sẽ có một và chỉ một đường bàng quan đi qua nó bởi vì như ta vừa chứng minh ở trên, khơng có hai đường bàng quan cắt nhau. Tập hợp những đường bàng quan không cắt nhau này làm nên một biểu đồ đường bàng quan, thể hiện những mức độ lợi ích khác nhau từ những tập hợp hàng hóa khác nhau.

Với cơng cụ đường bàng quan cho phép chúng ta sắp xếp thứ tự ưa thích giữa các tập hợp hàng hóa khác nhau và giúp chúng ta giải thích cách thức ra quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng.

c) Khơng có đường bàng quan có độ dốc dương

Độ dốc của một đường bàng quan được xác định bằng sự thay đổi của biến số biểu diễn trên trục tung chia cho sự thay đổi của biến số được biểu diễn trên trục hồnh.

114

Hình 3.7. Đường bàng quan khơng có độ dốc dương

Giả sử đường bàng quan có độ dốc dương. Hình 3.7 cho thấy đường bàng quan dốc lên. Trên đường bàng quan này, chúng ta chọn được 2 giỏ hàng hóa là A và B. Theo khái niệm đường bàng quan, lợi ích của giỏ hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau. Tuy nhiên, đường bàng quan U cho thấy, giỏ hàng hóa B có lợi ích lớn hơn giỏ hàng hóa A do có số lượng cả hàng hóa X và Y đều nhiều hơn (theo giả thuyết: Người tiêu dùng thích nhiều hơn là thích ít). Điều này khơng đúng so với khái niệm về đường bàng quan của một người tiêu dùng.

Độ dốc của đường bàng quan chính là sự thay đổi số lượng hàng Y khi số lượng tiêu dùng hàng X thay đổi. Theo giả thiết ban đầu, mọi hàng hóa đều có ích nên người tiêu dùng sẽ luôn muốn tiêu dùng cả hai hàng hóa đó. Kết quả là nếu hàng hóa X giảm đi thì lượng hàng Y phải tăng lên để đảm bảo cho độ thỏa dụng của tập hợp hàng hóa được giữ ngun (bởi vì mọi điểm trên đường bàng quan mang lại độ thỏa dụng như nhau). Điều đó có nghĩa là sự thay đổi của X và Y là luôn luôn ngược chiều nhau. Độ dốc của đường bàng quan sẽ mang dấu âm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)