Đường ngân sách

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 119 - 122)

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

Y/ X đơn vị hàng hóa Y Ta có:

3.2.1. Đường ngân sách

Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các giỏ hàng hóa mà người

tiêu dùng có thể mua được ứng với một mức ngân sách nhất định với giả định là giá cả của hàng hóa cho trước.

Để hiểu về đường ngân sách hay đường giới hạn ngân sách, chúng ta xét một ví dụ. Giả sử một người tiêu dùng đi mua hàng để chuẩn bị cho bữa tiệc của cơng ty. Người này có thể chọn lựa hai mặt hàng là Pizza (chiếc) và Pepsi (hộp), 1 hộp gồm 12 lon, trong số ngân sách nhất định là 4.800 nghìn đồng. Giá chiếc Pizza là 100 nghìn đồng/chiếc; giá một hộp Pepsi là 120 nghìn đồng/hộp. Các khả năng tiêu dùng có thể xảy ra được mơ tả trong bảng sau:

Bảng 3.3. Giỏ hàng hóa và đường ngân sách

Giỏ hàng hóa Pizza (chiếc) Pepsi (hộp) Tổng chi tiêu (nghìn đồng)

A 0 40 4800

B 20 30 4800

C 40 20 4800

D 60 10 4800

120

Nhìn vào bảng kết hợp phương án cho thấy, nếu người tiêu dùng lựa chọn Pizza thay vì Pepsi nhiều hơn, thì số lượng Pizza được lựa chọn sẽ giảm đi và ngược lại. Nếu gọi số Pizza và số hộp Pepsi lần lượt là X và Y. Khi đó, số lượng Pizza và Pepsi được sử dụng trong bữa tiệc phải thỏa mãn phương trình tốn học sau:

100X + 120Y ≤ 4.800

Người tiêu dùng này chỉ có thể sử dụng số tiền 4,8 triệu đồng để mua hai loại hàng hóa là X và Y, nên số lượng hàng hóa X và Y được mua sẽ chịu sự ràng buộc về ngân sách 4,8 triệu đồng này. Phương trình 100X + 120Y ≤ 4.800 được gọi là phương trình giới hạn ngân sách.

Khái quát lại, nếu ngân sách (hay thu nhập) của người tiêu dùng là I, người này mua hai loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là PX và PY thì số lượng hàng hóa được mua thỏa mãn phương trình giới hạn ngân sách:

X.PX + Y.PY ≤ I

Trong trường hợp người tiêu dùng này sử dụng hết toàn bộ ngân sách, chúng ta sẽ có phương trình đường ngân sách:

X.PX + Y.PY = I Hay X . X Y P I Y X P P  

Đây là phương trình đường ngân sách ứng với việc tiêu dùng hai hàng hóa. Độ dốc của đường ngân sách được xác định bằng tỷ lệ

giá X

YP P P

  .

Dấu trừ (-) trong công thức trên cho biết độ dốc của đường ngân sách có giá trị âm bởi vì đường ngân sách có hướng đi xuống từ trái sang phải. Như vậy, độ dốc của đường giới hạn tiêu dùng là nghịch dấu của tỷ

giá của hai hàng hóa X và Y. Nó biểu diễn tỷ lệ đánh đổi giữa X và Y, có nghĩa là khi mua thêm một đơn vị hàng hóa X, cá nhân phải giảm bớt

121

XY Y P

P đơn vị hàng hóa Y. Trong đó, giá của hàng hóa X và Y là giá cả thị

trường được hình thành bởi cung cầu trên thị trường hàng hóa tương ứng.

Hình 3.10. Đường ngân sách

Đồ thị đường ngân sách là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc âm. Ta có thể minh họa đường giới hạn tiêu dùng bằng hình 3.10 với hai loại hàng hóa là X và Y. Tại điểm A, người đó dùng hết tiền cho Y, vậy lượng hàng hóa Y tối đa có thể mua được là

YI I

P . Tại B người đó dùng hết tiền cho X, như vậy lượng hàng hóa X tối đa có thể mua được là

XI I

P . Nối các điểm này lại, ta có đường ngân sách I. Người tiêu dùng có thể tiêu dùng các giỏ hàng hóa nằm trên hoặc nằm trong đường ngân sách, điều này thỏa mãn giới hạn ngân sách của họ. Tất cả những giỏ hàng hóa nằm phía ngồi đường ngân sách là khơng thể đạt tới vì vượt quá ngân sách của cá nhân (tại điểm N), còn những giỏ nằm phía trong đường ngân sách (tại điểm M) là những giỏ hàng hóa cho ta thấy người tiêu dùng chưa sử dụng hết ngân sách.

122

Trong trường hợp người tiêu dùng này tiêu dùng nhiều hơn hai loại hàng hóa thì phương trình giới hạn ngân sách được xác định bằng:

X.PX + Y.PY + Z.PY + ... ≤ I

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)