Phân tích tiêu dùng tối ưu bằng bảng lợi ích

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 124 - 126)

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

Y/ X đơn vị hàng hóa Y Ta có:

3.3.1.1. Phân tích tiêu dùng tối ưu bằng bảng lợi ích

Giả sử, một người tiêu dùng có mức ngân sách là 10 USD chi tiêu cho hai loại hàng hóa đĩa phim (A) và truyện ngắn dài tập (B). Giá hàng hóa A là 1 USD/đơn vị và giá hàng hóa B là 2 USD/đơn vị. Lợi ích cận biên do việc tiêu dùng hai loại hàng hóa A và B đối với người tiêu dùng này được cho ở bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Bảng xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu Số lượng MUA MUA/PA MUB MUB/PB 1 2 3 4 5 6 7 10 8 7 6 5 4 3 10 8 7 6 5 4 3 24 20 18 16 12 6 4 12 10 9 8 6 3 2

Nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả, để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng đơn giản chỉ chọn loại hàng hóa nào mang lại lợi ích cận biên lớn nhất cho anh ta. Ví dụ, giữa việc chọn một đơn vị hàng hóa A hay một đơn vị hàng hóa B, với số liệu về lợi ích cận biên cho ở bảng, người tiêu dùng sẽ chọn hàng hóa B vì lợi ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ nhất là 24 lớn hơn so với lợi ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ nhất của hàng hóa A (là 10). Đơn vị tiêu dùng thứ hai họ vẫn chọn là hàng hóa B, đơn vị thứ 3, thứ 4 và thứ 5 vẫn là hàng hóa B, vì lợi ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ năm của hàng hóa B vẫn lớn hơn lợi ích cận biên của việc tiêu dùng đơn vị thứ nhất của hàng hóa A. Chỉ đến khi quyết định đơn vị hàng hóa B thứ 6, họ mới chuyển sang hàng hóa A.

125

Tuy nhiên, mọi hàng hóa đều có giá của nó, người tiêu dùng phải trả tiền để có hàng hóa. Vì thế, ngun tắc tối đa hóa lợi ích khơng thể chỉ so sánh giữa lợi ích cận biên của hai hàng hóa mà cịn phải gắn với chi phí bỏ ra (chi phí ở đây chính là giá của hai loại hàng hóa). Người tiêu dùng quan tâm đến việc bỏ tiền vào đâu. Để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng phải lựa chọn mặt hàng mà đồng chi tiêu cuối cùng cho hàng hóa đó phải mang lại mức lợi ích cận biên lớn nhất. Hay nói cách khác, người tiêu dùng sẽ chọn mặt hàng có lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu là lớn nhất. Nếu không, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua loại hàng hóa khác có lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu lớn hơn, và kết quả là lợi ích thu được sẽ lớn hơn.

Để hiểu được nguyên tắc này, chúng ta quay trở lại ví dụ đã giả định ở trên. Do biết được lợi ích cận biên của hàng hóa A và B, lại biết giá của chúng, chúng ta dễ dàng xác định được tỷ lệ giữa MUA/PA và MUB/PB. Đơn vị đầu tiên người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa nào? Do MUA/PA = 10 nhỏ hơn MUB/PB = 12 cho nên người tiêu dùng sẽ chọn đơn vị đầu tiên là hàng hóa B (rõ ràng, 1 USD tiêu dùng cho hàng hóa B mang lại lợi ích là 12 trong khi đó 1 USD mua hàng hóa A chỉ mang lại lợi ích là 10). Lúc này, số tiền còn lại trong ngân sách của người tiêu dùng là 10 - 2 = 8 USD.

Bây giờ chúng ta sẽ xác định đơn vị thứ hai người đó sẽ mua gì? Lưu ý rằng, do chưa có đơn vị hàng A nào được mua nên chúng ta không được so sánh MUA/PA của đơn vị thứ hai của hàng A với đơn vị thứ hai của hàng B. Chúng ta phải so sánh MUA/PA của đơn vị thứ nhất của hàng A với MUB/PB đơn vị thứ hai của hàng B. Trường hợp này lợi ích cận biên tính trên một đồng của cả hai hàng hóa là bằng nhau, do vậy người tiêu dùng sẽ quyết định mua cả hai. Tức là họ sẽ mua 1 hàng hóa A và 1 hàng hóa B. Tổng số tiền cịn lại lúc này là 8 - (1 + 2) = 5 USD. Tiếp tục, chúng ta sẽ so sánh lợi ích cận biên trên một đồng của đơn vị hàng hóa A thứ hai với đơn vị hàng B thứ 3. Người tiêu dùng sẽ chọn tiêu dùng hàng B do MUB/PB lớn hơn. Tổng ngân sách còn lại là 5 - 2 = 3 USD.

Tiếp đến, chúng ta sẽ so sánh MU/P của đơn vị hàng A thứ 3 và đơn vị hàng B thứ 4. Hai tỷ lệ này bằng nhau và người tiêu dùng lại chọn mua

126

cả hai. Ngân sách lúc này vừa hết. Như vậy, để tối đa hóa lợi ích, người tiêu dùng sẽ phải chọn một cơ cấu hàng hóa sao cho lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu của hàng hóa này phải bằng đúng lợi ích cận biên trên một đồng chi tiêu của hàng hóa khác.

Nếu một đồng để mua hàng hóa A mang lại lợi ích cận biên lớn hơn một đồng để mua hàng hóa B, thì người tiêu dùng sẽ chọn mua hàng hóa A vì sự lựa chọn này cho phép người tiêu dùng tăng tổng lợi ích. Cịn khi MU/P của hàng hóa B lớn hơn hàng hóa A thì người tiêu dùng lại chọn hàng hóa B. Tức là xét chỉ số MU/P, nếu như: MU1/P1>MU2/P2>...> MUn/Pn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn đơn vị hàng hóa nào có MU/P lớn nhất (max). Chỉ khi nào MU/P của cả hai hàng hóa bằng nhau, thì người tiêu dùng sẽ khơng cịn tăng lợi ích bằng cách chuyển tiêu dùng giữa hai loại hàng hóa được nữa. Do vậy, nguyên tắc lựa chọn hàng hóa để tối đa hóa lợi ích là:

1 2

1 2

MU MU

PP

Phương trình trên được gọi là phương trình cân bằng trong tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)