Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 69 - 71)

M Tỉ lệ thuận với hàng hóa thơng thường Tỉ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

2.4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa trên thị trường

Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ

xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt. Hình 2.10 minh họa trường hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1> P0, sẽ xuất hiện trạng thái dư

thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: Q = QS - QD. Tại mức giá P1,

lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng AB. Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm về mức giá cân bằng.

70

Trạng thái thiếu hụt: Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là

P0, nếu như vì một biến động nào đó trên thị trường khiến cho giá cả giảm xuống ở mức P2 (xem hình 2.11), khi giá giảm làm cho lượng cung trên thị trường giảm đi và ngược lại, người tiêu dùng mua nhiều hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một lượng:

Q = QD - QS. Tại mức giá P2, lượng hàng hóa thiếu hụt trên thị trường

được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng MN. Do thiếu hàng hóa nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên, bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa. Khi giá cả tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm dần và lượng cung tăng lên. Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng P0 và lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển

đến Q0, trạng thái cân bằng lại được thiết lập.

Hình 2.11. Trạng thái thiếu hụt

Thị trường có xu hướng duy trì tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với lượng cầu nên khơng có một áp lực nào làm thay đổi giá. Các hàng hóa thường được mua bán tại mức giá cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cung cầu cũng đạt trạng thái cân bằng, một số thị trường có thể khơng đạt được sự cân bằng vì các điều kiện khác có thể đột ngột thay đổi. Sự hình thành giá cả của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường như đã được mô tả gọi là cơ chế thị trường.

71

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)