Đánh giá về chất lƣợng công tác điều hành

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (14) (Trang 58 - 62)

Việc đánh giá chất lượng công tác điều hành được thể hiện gián tiếp thông qua số lượt điều chỉnh lộ trình, số lượt bỏ, việc tổ chức chạy xe đúng biểu đồ và thời gian chạy xe, việc đảm bảo cho xe chạy ổn định thông suốt, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Hiện nay TCT vận tải Hà Nội còn một số tuyến hoạt động không hiệu quả như kỳ vọng như: Tuyến 103B (BX Mỹ Đình – Hương Sơn). Tuyến 93 (CV Thống Nhất – Văn Lâm).

Vì giới hạn nguồn số liệu nên đề tài xin đưa ra một số chỉ tiêu hoạt động của tuyến 103B.

58

Bảng 2.4: Số liệu về một số tuyến buýt nhóm tuyến nội – ngoại thành.

Tuyến số 103B 40 107

Tên tuyến BX Mỹ Đình – Hương Sơn

CV Thống Nhất – Văn Lâm

BX Kim Mã – Làng Văn hoá các

dân tộc Việt Nam Lượt khách bình

quân vào giờ cao điểm

1058 1830 1989

Lượt hành khách

trung bình 1 giờ 485 842 896

Thời gian chờ đợi của HK tại điểm dừng dọc đường

giờ cao điểm (phút) 45 - 70 20 - 30 20 - 30 Lượt xe điều chỉnh lộ trình /10.000 lượt 185,5 38,3 3,1 Lượt xe bỏ lượt/10.000 do ùn tắc giao thông 5,2 - 0,1 Có lượt điều chỉnh lộ trình, bỏ lượt cao nhất trong các nhóm tuyến

Bảng 2.5: Tổng hợp vi phạm trên tuyến buýt 103B năm 2021

TT Vi phạm Số lƣợng

1 Chạy sai lộ trình 2

2 Bỏ điểm dừng 1

3 Xuất phát không đúng giờ 25

4 Vượt quá tốc độ 7

5 Không đủ giấy tờ 0

59

Kết luận:

Năm 2021 vừa qua với sự nỗ lực của tập thể Trung tâm điều hành xe buýt đã thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng dịch vụ xe buýt trên các tuyến buýt mà TCT vận tải Hà Nội hoạt động, góp phần đưa VTHKCC bằng xe buýt đến gần hơn với người dân. Tuy nhiên với những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên công tác điều hành vẫn còn một số hạn chế như sau:

Vẫn còn tồn tại một số tuyến hoạt động kém hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan:

 Do đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ ở TP Hà Nội nhỏ hẹp, hạ tầng xuống cấp nên khiến cho công tác xây dựng và vận hành luồng tuyến gặp nhiều khó khăn, khơng thể đưa các xe có sức chứa lớn vào hoạt động.

 Thành phố Hà Nội đang trong quá trình xây dựng nhiều cơng trình lớn, thường xuyên tắc đường nên lộ trình các tuyến buýt thường xuyên phải thay đổi.

 Nhu cầu sử dụng VTHKCC ở các khu dân cư phân bố không đồng đều. Có nơi tập trung đơng dân nhưng nhu cầu đi xe buýt lại thấp nên rất khó khăn trong việc dự báo và xây dựng lịch trình cho phù hợp.

Nguyên nhân chủ quan: công tác điều hành thông qua hệ thống GSHT chưa kịp thời, chưa đưa ra được phương án điều hành hợp lý do thiếu thơng tin, thơng tin chưa chính xác.

Chất lƣợng dịch vụ chƣa đƣợc đảm bảo tốt, tình trạng xe bỏ bến, khơng đón trả khách, chạy sai giờ, sai lộ trình.

Nguyên nhân khách quan:

 Do đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt là lái xe và phương tiện hoạt động ngoài doanh nghiệp trên một phạm vi rộng nên việc theo dõi giám sát là hết sức khó khăn.

 Lượng hành khách vào các giờ cao điểm tăng cao gây sức ép lớn cho lái xe nên hiện tượng trên là không tránh khỏi.

60

 Lực lượng nhân viên điều hành còn mỏng so với số lượng tuyến và phương tiện hoạt động mà họ đảm nhận nên việc theo dõi, giám sát đôn đốc lái phụ xe chưa được sát.

 Thiếu các thiết bị thông tin giữa lái xe và trung tâm để trung tâm có thể giám sát được hoạt động của họ trên đường.

 Ý thức chấp hành quy định của lái xe chưa cao.

 Công tác dự báo chưa tốt nên khi có sự gia tăng đột biến lượng hành khách đã gây ra áp lực lớn đối với hoạt động xe buýt, dẫn tới quá tải, xảy ra các hiện tương xe bỏ bến, bỏ lượt, quay đầu, chạy sai giờ,…

61

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐIỀU HÀNH VTHKCC BẰNG XE BUÝT CHO TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH XE BUÝT – TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (14) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)