Căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (14) (Trang 62 - 64)

3.1.1. Căn cứ khoa học.

a. Chủ trương phát triển xe buýt của Thành phố Hà Nội.

Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành hệ thống giao thông vận tải;

Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 04/6/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Thông báo số 1135/TB-UBND ngày 27/9/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Kết luận của tập thể UBND Thành phố xem xét về việc ban hành Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố và Thông báo số 352/TB-UBND ngày 08/9/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kết luận của tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố tại cuộc họp xem xét ban hành Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030

b. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng .

Giai đoạn từ năm 2020 đến 2030.

Việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bảo đảm mật độ bao phủ của mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đạt tới mục tiêu đến năm 2030 đạt tiêu chí trong phạm vi 500m người dân có thể tiếp cận sử dụng xe buýt đạt tỷ lệ khoảng 80% - 90% tại khu vực trung tâm thành phố.

Giai đoạn 2020 - 2025 tỉ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30 - 35%, trong đó xe buýt đạt 16 - 18%; đến năm 2030 đạt 35 - 40%, trong đó xe buýt đạt 25% tổng số chuyến đi.

62

Về luồng tuyến, giai đoạn 2020 - 2025, tổng số tuyến buýt mở mới dự kiến là 90 - 100 tuyến, trong đó có 10 tuyến buýt phục vụ học sinh sinh viên, công nhân… cùng với 126 tuyến buýt năm 2019, nâng tổng số tuyến đến năm 2025 lên 220-230 tuyến. Số tuyến mở mới năm 2020 là 17 tuyến, năm 2021 từ 30 - 35 tuyến; các năm tiếp theo mỗi năm mở mới khoảng 9-10 tuyến/năm.

Về phương tiện, số phương tiện phát triển mới trong giai đoạn này từ 1.600 - 1.800 xe, nâng tổng số phương tiện hoạt động buýt lên 3.400 - 3.800 xe, trong đó tỉ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch đạt 15-20% đoàn phương tiện.

Về sản lượng hành khách vận chuyển bằng xe buýt (gồm buýt thường và BRT) đạt từ 16%-18% tổng nhu cầu đi lại của toàn thành phố.

Cùng đó, kinh phí trợ giá bình qn hàng năm giai đoạn 2020 - 2025 vào khoảng 2.500 - 3.000 tỉ đồng/năm. Trong giai đoạn 2026 - 2030, tổng số tuyến mở mới dự kiến từ 60 - 70 tuyến (12 - 14 tuyến/năm) nâng tổng số tuyến buýt toàn thành phố lên 280 - 300 tuyến.

Số phương tiện phát triển mới đạt 1.500 - 1.700 xe, tổng số đoàn phương tiện hoạt động buýt đạt từ 5.000 - 5.300 xe, trong đó tỉ lệ phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch đến năm 2030 đạt trên 25% đoàn phương tiện. Sản lượng hành khách vận chuyển bằng xe buýt đạt từ 22% - 25% tổng nhu cầu đi lại của toàn thành phố. Kinh phí trợ giá bình qn hàng năm giai đoạn 2026 - 2030 vào khoảng 4.000 - 5.000 tỉ đồng/năm.

Bảng 3.1 :Bảng tính số lƣợng xe buýt dự kiến phát triển theo từng năm 2023-2030

Năm Số lượng xe buýt Tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch 2023 3360 ÷ 3700 Tối thiểu từ 5 20% 2024 3680 ÷ 4100 2025 4000 ÷ 4500 2026 4550 ÷ 4960 2027 5.080 ÷ 5.420 2028 5.620 ÷ 5.880 2029 6.160 ÷ 6.340 2030 6.700 ÷ 6.800

63

3.1.2. Cơ sở thực tiễn.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người dân tăng cao. Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt cũng khơng thể đứng ngồi quy luật chung này. Để người dân tin tưởng và sử dụng xe buýt thay cho các hình thức vận tải cá nhân thì ngay chính trong bản thân các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC cần phải đổi mới và hồn thiện mình. Trung tâm điều hành xe buýt – Tổng công ty vận tải Hà Nội trong những năm qua với sự nỗ lực không ngừng đã và đang thực hiện tốt cơng việc của mình. Tuy nhiên trong đó vẫn cịn một số hoạt động vẫn chưa đạt hiệu quả cao như công tác khảo sát, đánh giá và xây dựng lộ trình tuyến chưa tốt nên vẫn cịn tình trạng một số tuyến hoạt động không hiệu quả, công tác giám sát đã có nhiều cố gắng nhưng ẫn cịn xảy ra tình trạng lái xe bỏ bến, chạy sai giờ, hệ thống thông tin ứng dụng trong quản lý điều hành chưa cao.

Từ những căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trên đề tài xin đưa ra một số phương án để hồn thiện cơng tác điều hành, để hoạt động này có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (14) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)