3.2. Nội dung các giải pháp
3.2.1. Căn cứ hiện trạng của hệ thống GSHT
Đặt vấn đề
Việc phát triển VTHKCC bằng xe buýt là một đòi hỏi bức thiết của Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tránh ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an tồn giao thơng. Mặc dù trong những năm gần đây cùng với sự nỗ lực của Sở giao thông vận tải và Tổng công ty, hệ thóng xe buýt đã và đnag ngày càng phát triển, thu hút được người dân chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân (chủ yếu là xe máy) sang sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành hoạt động của hệ thống xe buýt, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của người dân như tình trạng bỏ bến, chạy sai giờ, sai lộ trình, phóng nhanh vượt ẩu. Trung tâm đã bố trí các nhân viên chốt đầu cuối để đôn đốc, giám sát các lái xe. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế, khơng hiệu quả kinh tế trên cơ sở thực tế hiện nay xe buýt đang là hoạt động VTHKCC chủ đạo và quan điểm phát triển hệ thống xe buýt bền vững.
64
Việc ứng dụng công nghệ GPS trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở nên phổ biến trên thế giới và đây là một dịch vụ mang lại giá trị tăng cao dựa trên công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin.
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG GSHT HIỆN NAY.
Hệ thống GSHT của Tổng công ty được nâng cấp từ hệ thống Tacho System sang ứng dụng công nghệ định vị GPS và cơ chế hoạt động dạng Web server cho phép khai thác thông tin trực tuyến qua kết nối internet dưới dạng các tài khoản truy cập từ năm 2008 đến nay đã mang lại hiệu quả tích cực cho cơng tác quản lý, giám sát điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty. Từ công cụ quản lý này, công tác điều hành, điều độ của Tổng công ty đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là các chỉ tiêu chuyến lượt thực hiện được kiểm soát chặt chẽ (đạt 99,9%). Các chỉ tiêu kỷ luật chạy xe như xuất bến, về bến đúng giờ được nâng lên, chỉ tiêu vi phạm dừng đỗ và sai lộ trình được khống chế góp phần khơng nhỏ vào việc kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt của Tổng công ty thời gian qua.
Những nội dung đang được áp dụng tốt cho công tác điều hành, giám sát.
Kiểm sốt được tình trạng hoạt động của phương tiện vận hành trên tuyến: Vị trí, tốc độ, thời gian thực của xe, trạng thái từng xe: đóng mở cửa, tắt bật máy, điều hòa, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ca và các tiêu chí kiểm sốt theo quy định của Bộ GTVT.
Phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm tiêu chí quản lý trong q trình vận hành để nhắc nhở, xử lý kịp thời: Kỷ luật chạy xe (Xuất bến, về bến đúng qui định; Dừng đỗ; Quá tốc độ; Sai lộ trình...).
Nắm bắt được tình trạng giao thông đối với những tuyến đường có xe buýt hoạt động để có phương án tổ chức điều hành phù hợp: Cảnh báo những khu vực khả nghi ùn tắc giao thông và lựa chọn phương án điều tiết xe.
Hỗ trợ phương án điều chỉnh lộ trình cho từng tuyến buýt khi bị ảnh hưởng của việc ùn tắc giao thông tại một số vị trí thường xuyên ùn tắc nhằm: Giảm tải cho khu vực đang bị ùn tắc giao thông; Đảm bảo tần suất chạy xe của các tuyến, không bị phá vỡ kế hoạch theo biểu đồ quy định.
65
Quản lý vị trí, tốc độ của phương tiện tại thời điểm trên màn hình máy tính.
Xem lại lộ trình hoạt động của từng phương tiện.
Tình trạng giao thơng: đưa ra vị trí khả nghi ùn tắc.
Xem các thông tin về trạng thái của phương tiện.
Hệ thống cảnh báo trựuc tuyến gồm hai hình thức:
Cảnh báo bằng chữ:
Cảnh báo vi phạm tiêu chí quản lý: Vi phạm thời gian, Vi phạm vận hành, vi phạm điều khiển phương tiện.
Cảnh báo thiết bị không hoạt động, hoạt động không ổn định.
Cảnh báo bằng hình ảnh: Một số tiêu chí quản lý chính
Cảnh báo khu vực khả nghi tắc đường: Xuất hiện hình trịn màu xanh tại vị trí có dấu hiệu ùn tắc.
Khả nghi sai lộ trình: Biểu tượng xe chuyển sang màu vàng.
Chạy quá tốc độ: Biểu tượng xe chuyển sang màu đỏ.
Tính năng hỗ trợ kịch bản phương án điều chỉnh lộ trình cho xe bt khi giao thơng bị ùn tắc.
Xây dựng sẵn các phương án điều chỉnh lộ trình cho các tuyến ứng với mỗi vị trí thường xuyên ùn tắc để nhân viên khai thác hệ thống lựa chọn phương án điều chỉnh phù hợp cho từng tuyến.
Các phương án điều chỉnh được thể hiện thành các đường kẻ theo các cung đường điều chỉnh lộ trình, giúp cho nhân viên khai thác thuận tiện trong việc hướng dẫn phương án điều chỉnh đối với các xe đang ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng do tắc đường.
Mơ hình hố các tuyến bt.
Lộ trình vận hành các tuyến buýt được mơ hình hố trên đường thẳng giúp quan sát được toàn bộ điểm đầu cuối, các điểm dừng trên tuyến, khoảng cách giữa các điểm dừng.
Hỗ trợ quan sát được tổng quan các xe đang hoạt động, giãn cách trên tuyến giúp phát hiện kịp thời các xe đang chạy nối đuôi nhau.
66
Các thông tin về trạng thái của phương tiện, vị trí xe cách điểm dừng sắp tới.
Xem các thông tin về tuyến buýt.
Hỗ trợ xem nhanh các thông tin dịch vụ của tuyến: Tên tuyến; Lộ trình vận hành; Thời gian mở bến, đóng bến; Tần suất hoạt động; Số xe vận doanh;…
Đối với cơng tác quản lý, phân tích.
Trên cơ sở các biểu đồ, báo cáo tổng hợp tiêu chí vi phạm đã giúp cho cơng tác tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của tồn mạng bt, từng xí nghiệp, từng tuyến và chi tiết đến người vi phạm theo các tiêu chí:
Báo cáo đánh gía kết quả thực hiện chuyến lượt của từng xe, từng tuyến.
Báo cáo các chỉ tiêu về thời gian (Về bến sớm, Xuất bến sai giờ,…).
Báo cáo các chỉ tiêu về vận hành (Sai lộ trình, giãn cách,…).
Báo cáo ccác chỉ tiêu về điều khiển phương tiện (Quá tốc độ, không dừng đỗ, tăng tốc đột ngột, phanh gấp, mở cửa khi xe chạy,…).
Báo cáo đánh giá các chỉ tiêu tốc độ vận hành trung bình của tuyến.
Báo cáo so sánh thời gian thực hiện chuyến lượt thực tế của từng tuyến so với kế hoạch.
Hệ thống báo cáo:
Báo cáo thời gian xe hoạt động trong ngày.
Các báo cáo xác minh chuyến lượt.
Các báo cáo vi phạm về thời gian.
Các báo cáo vi phạm về vận hành.
Các báo cáo vi phạm về điều khiển phương tiện.
Hệ thống biểu đồ:
Biểu đồ chênh lệch thời gian vận hành.
Một số hạn chế của hệ thống GSHT hiện nay so với thực tiễn quản trị.
67
Nền tảng công nghệ hệ thống GSHT của Tổng công ty được xây dựng tại thời điểm năm 2008 cách đây khoảng 10 năm; như công nghệ web.NET 2.0, cơ sở dữ liệu Microsoft SQL 2008, bộ API bản đồ Google 2.0.
Đặc điểm hệ thống lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu 100% trên SQL Server bao gồm cả hệ thống báo cáo và hệ thống cảnh báo trực tuyến; Số lượng xe của hệ thống hiện nay hơn 1500 xe (năm 2008 là 361 xe với dung lượng 0,17 triệu bản tin/ngày) do đó cơ sở dữ liệu lớn dẫn đến tốc độ xử lý của phần mềm chậm hơn so với thời điểm năm 2008. Tốc độ xử lý dữ liệu trực tuyến trong ngày có chiều hướng chậm dần về cuối ngày (tổng số bản tin hệ thống phải xử lý khoảng 5,6 triệu bản tin/ngày).
Mỗi lần cập nhật số liệu cho một thay đổi nhỏ (cập nhật vào phần mềm thay đổi về điểm dừng đỗ, thông tin tuyến, BKS, CNLX, NVBV…) thì hệ thống phải đọc lại dữ liệu. khi đó phần khai thác trực tuyến, báo cáo số liệu mới cập nhật đúng, do đó thường xun ảnh hưởng đến q trình khai thác theo dõi (Vì thực tế việc khai thác và cập nhật các thay đổi diễn ra song song và thường xuyên).
Khả năng tự động cập nhật khi có thay đổi dữ liệu: khi có thay đổi về lịch hoạt động của xe, của lái xe thì hệ thống chưa cập nhật thơng tin lịch theo phát sinh để phân tích mà phải có thao tác chạy lại của nhân viên khai thác hệ thống mới được xử lý thay đổi.
Kết luận: Nền tảng công nghệ của hệ thống GSHT bắt đầu lạc hậu so với hiện
nay, cách thức xử lý dữ liệu 100% trên SQL Server gặp khó khăn khi xử lý khối dữ liệu lớn làm ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của hệ thống và chất lượng khai thác, theo dõi của công tác điều hành, giám sát hàng ngày.
Về cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Cơ sở dữ liệu của hệ thống thiết kế được xây dựng phát triển bổ sung lắp ghép qua các giai đoạn triển khai thiết bị GPS cho các tuyến. Do đó, cấu trúc dữ liệu các tuyến buýt chưa đồng bộ (dữ liệu điểm dừng đỗ đang lập trình riêng cho từng tuyến)
gây khó khăn trong cơng tác duy trì, cập nhật phát sinh thay đổi hạ tầng cho các tuyến buýt (Khi có thay đổi dữ liệu hạ tầng tại một điểm bất kỳ, có bao nhiêu tuyến liên quan thì phải cập nhật lại cho từng đó tuyến).
68
Về tính năng khai thác của hệ thống.
Mặc dù hệ thống giám sát hành trình hiện nay có nhiều tính năng hỗ trợ tốt cho cơng tác quản trị, tổ chức điều hành hoạt động các tuyến buýt của Tổng công ty. Tuy nhiên, vẫn cịn hạn chế trong cơng tác tổng hợp phân tích, xây dựng biểu đồ và một số tính năng nâng cao phục vụ công tác giám sát và điều hành hoạt động xe buýt.
Ngoài ra, tồn tại một số trường hợp đặc biệt dẫn đến hệ thống ghi nhận sai lỗi vi phạm so với thực tế như: Nhận sai vi phạm dừng đỗ do đặc thù cung đường hình chữ “U” (xe thực tế chưa đến điểm dừng đã nhận tọa độ dẫn đến ghi nhận là vi phạm không dừng đỗ...)
Các tiêu chí kiểm sốt, tổng hợp vi phạm được hệ thống ghi nhận khách quan, do đó nhiều trường hợp khơng phải chủ quan CNLX vi phạm mà do tác nghiệp điều hành. Phần mềm hiện nay chưa có tính năng xác nhận, loại trừ trực tiếp vi phạm trên phần mềm dẫn đến số liệu tổng hợp bị sai lệch so với thực tế, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Về cơng tác duy trì, cài đặt dữ liệu khi có thay đổi và quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Khối lượng công việc duy trì và cài đặt dữ liệu khi có thay đổi về thông tin luồng tuyến, điểm dừng đỗ... lên thiết bị trên xe hiện nay rất lớn và đang phải tiến hành cài đặt trực tiếp trên xe thông qua kết nối cáp. Việc cài đặt thủ công như hiện tại rất mất rất nhiều thời gian do phải cài đặt lần lượt từng thiết bị của từng xe (Hiện nay đội ngũ duy trì phải làm ngồi giờ, buổi đêm rất nhiều).
Ngồi ra chưa kiểm sốt được việc cài đặt cập nhật dữ liệu thay đổi cho các các xe, tuyến liên quan có đúng, đủ theo yêu cầu hay khơng. Do đó tồn tại nhiều trường hợp đơn vị cập nhật sót đối với các xe đi đại tu hoặc cài đặt nhầm dữ liệu dẫn đến thiết bị ghi nhận sai so với yêu cầu thực tế.