2 .5SựpháttriểncủaDVNHĐTtạicácNgânhàngthương mạiViệtNam
3.2. Dự báo tiềm năng pháttriểnDVNHĐT tại BIDV đến năm 2020
3.2.1. Mơi trường chính trị và pháp luật
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện về chính trị và pháp luật ổn định so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên và tạo tiền đề cho sự phát triển ở những giai đoạn sau. (Đảng cộng sản Việt Nam, 2012) [3] .
Với những quan điểm đổi mới trong phát triển kinh tế như tự do hóa thương mại – đầu tư, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính từ đó đầu tư cơng nghệ để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, liên doanh, liên kết với các đối tác ngân hàng nước ngồi từ đó đổi mới hoạt động hoạt động ngân hàng gần hơn với các thông lệ quốc tế.
ghópphần tạo tiền đề an tồn và hiệu quả cho hoạt động NHĐT. Với đề án “Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015”, (Thủ tướng chính phủ, 2011)[30] , Việt Nam đặt mục tiêu đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử để từ đó tạo sự chuyển biến rõ rệt về tập toán thanh toán trong xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Theo đó, giải pháp bổ sung, hồn thiện đồng bộ khn khổ, chính sách pháp lý và cơ chế chính sách cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng được chính phủ chú trọng. Từ đó tạo khn khổ pháp lý cho hoạt động NHĐT ngày càng hoàn thiện, an toàn và minh bạch.
Song song với đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, chính phủ đã chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2-15, [29] , theo đó: Thực hiện rà sốt hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phù hợp với các thông lệ quốc tế và các cam kết của Việt Nam; Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử; Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; phát triển ứng dụng công nghệ thương mại điện tử; Đổi mới quản lý nhà nước vàtăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.
3.2.2. Môi trường kinh tế
Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2020, [3] , Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với các chỉ tiêu kinh tế lấy ổn định là chính. Tăng trưởng kinh tế khoản 7-8%năm, GDP năm 2020 theo đánh giá bằng 2,2% năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 3.000USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại, hiệu quả.
Các mục tiêu tăng trưởng và ổn định tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng một cách bền vững.
3.2.3. Mơi trường văn hóa – xã hội
Dân số Việt Nam là dân số trẻ với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Dự đoán đến năm 2020, dân số Việt Nam đạt khoản 95 triệu dân, sẽ đứng thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Ấn độ, và Indonesia. Cùng với sự tăng trưởng dân số, mức sống người dân sẽ liên tục tăng cao qua các năm, năm 2010 là 1.160 USD, 2011 đạt 1.300USD và 1.540USD năm 2012.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao từ đó giúp người dân có hiểu biết tốt hơn về hoạt động ngân hàng hiện đại, tiếp cận cơng nghệ và thích ứng,chấp nhận nhanh với các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao của các sản phẩm, DVNHĐT.
3.2.4. Môi trường khoa học công nghệ, phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020,[31] , mục tiêu đến hết 2015 sẽ có khoảng 40% - 45% dân số sử dụng Internet. Căn cứ vào những số liệu trên, nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 20 USD so với năm 2012, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến khơng đổi, thì ước tính doanh số TMĐT của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 1.3 tỷ USD.(Báo cáo TMĐT 2012,[1] .
Qua những con số thống kê và ước tính trên có thể thấy rõ sự phát triển mạnh của thương mại điện tử tại Việt Nam cũng chính là xu hướng phát triển của các DVNHĐT hiện đại. Phát triển DVNHĐT là một yêu cầu tất yếu và bắt buộc với các ngân hàng thương mại trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế.
3.3.5. Thị trường tiềm năng phát triển DVNHĐT còn rất lớn.
Sự gia tăng của dân số và mức sống của người dân của Việt Nam trong những năm gần đây và những dự đoán đến năm 2020 sẽ là tiền đề mở rộng thị trường phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế.Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng chỉ khoảng 20% dân số là một con số khiêm tốn. Điều này cho thấy thị trường tiềm năng của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng đối với các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng điên tử. (Thời báo ngân hàng,2012),[53].
Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao. Bên cạnh đó theo điều tra ở chương II thì mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với DVNHĐT chưa cao, như vậy việc phát triển DVNHĐT sẽ có nhiều điều kiện để phát triển.
3.2.6. Sự phát triển của các ngân hàng thương mại
Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay là hướng tới phát triển mơ hình đa năng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tăng cường đầu tư về mặt cơng nghệ để hiện đại hóa trong mọi hoạt động, quản trị rủi ro, công khai minh bạch. Phát triển ngân hàng hiện đại với các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, hướng tới sự khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao vị thế để mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường.