Môi trường pháplý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 68 - 69)

2.1 .GIỚI THIỆU CHUNGVỀBIDV

2.4 Phântích các nhântố ảnh hưởng đếnpháttriển DVNHĐTtại BIDV

2.4.1.1 Môi trường pháplý

Cùng với sự phát triển của internet cùng các dịch vụ tài chính qua mạng, Chính phủ đã và đang xây dựng các khung pháp lý để tạo hành lang hoạt động cho nền thương mại điện tử Việt Nam. Hành lang pháp lý ngày càng được nhà nước chú trọng hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc phát triển DVNHĐT tại BIDV nói riêng và cho cả ngành Ngân hàng Việt Nam. Một số văn bản luật đã được Quốc Hội, Thủ tướng chính phú, NHNN xây dựng liên quan đến hoạt động thương mại điện tử như:

- Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11[24].và các hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, ngân hàng, thương mại… Luật giao dịch điện tử ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch điện tử. Luật gồm 8 chương, với 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố liên quan đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch điện tử cũng như quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Với mục tiêu thúc đẩy và phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt, tháng 12/2006, Thủ tướng chính phủ đã thơng qua quyết định 291/2006/QĐ – TTg đã phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020”[28] do Ngân hàng nhà nước chủ trì phối hợp với các bộ ngành xây dựng. Chính phủ đã ban hanh nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt quy định các đối tượng tham gia hoạt động thanh toán và điều kiện để triển khai cung ứng dịch vụ.

- Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Nghị định về dịch vụ cơng nghệ thơng tin.

- Bên cạnh đó, cùng với vấn đề rủi ro ngày càng tăng trong hoạt động giao dịch điện tử Bộ công an đã ban hành thông tư lên tịch số 10/2012/TTLT-BCA hướng dẫn về việc áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

Thông qua đầu mối là Ngân hàng nhà nước, Chính phủ khơng ngừng củng cố và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tốn thơng qua ngân hàng, nhờ đó củng cố niềm tin của người dân đối với các giao dịch điện tử. Mặt khác các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn được an tồn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Đây chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV trong những năm qua và tạo điều kiện cho sự phát triển và hội nhập.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử phát triển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến như Vietpay, Vinapay, Paynet…Đây chính là các đối tác của BIDV trong việc cung ứng các dịch vụ thanh toán qua mạng như thanh tốn hóa đơn điện nước, thanh tốn vé máy bay, mua hàng qua mạng….

Bên cạnh điều kiện về pháp lý từ bên ngồi, bản thân BIDV cũng khơng ngừng hồn chỉnh các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động NHĐT để đảm bảo việc phát triển đồng bộ trong hệ thống, tăng chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. BIDV đã ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể, chặt chẽ, hướng dẫn từng sản phẩm NHĐT; các chương trình, ứng dụng rà soát giao dịch nghi ngờ để cảnh báo dấu hiệu lỗi sai sót, rủi ro; Ban hành các quy định bảo mật thông tin khách hàng, xác thực chữ ký khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam 002 (Trang 68 - 69)