Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở các nước

1.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp trích lập dự phịng

Trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau.

Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phịng phân lập theo loại tín dụng.

Singapore: dự phịng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý.

Columbia: dự phịng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.

1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo nguyên tắc tín dụng thận trọng

Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ cho vay các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.

Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đơng ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tượng liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.

Singapore: ngân hàng khơng được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các cơng ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một cơng ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn 10% vốn tự có ngân hàng.

hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

Columbia: giới hạn cho vay nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tự có, mở rộng đến 25% nếu có TSĐB tốt.

1.3.3. Quản trị rủi ro tín dụng bằng hạn mức cho vay

Phịng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng riêng lẻ hoặc nhóm khách hàng vay.

Hồng Kơng: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

Singapore và Thái lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.

1.3.4. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay.

Hồng Kơng: sử dụng mơ hình CAMEL (capital – vốn, assets – tài sản, management – quản lý, earnings – thu nhập Liquydity – thanh khoản) để đánh giá.

Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMELS (capital – vốn, assets – tài sản, management – quản lý, earnings – thu nhập, Liquydity – thanh khoản, stress testing) để đánh giá.

Singapore: kiểm tra trong quá trình giải ngân, báo cáo hàng tháng, hàng quý. Thái Lan: kiểm tra trong quá trình giải ngân và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo, có hệ thống báo cáo định kỳ.

Columbia: kiểm tra trong quá trình giải ngân, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát ngân hàng.

Kết luận chương 1.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về RRTD và quản trị RRTD tại các NHTM qua việc trình bày khái niệm, phân loại rủi ro, nguyên nhân và tác động của RRTD, các phương pháp quản trị RRTD. Nghiên cứu về các nguyên tắc quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế (Basel II), đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD ở các nước.

Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánh với thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu, sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)