Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á

phần Á Châu

Quản trị rủi ro tín dụng tại ACB được thực hiện một cách có hệ thống từ việc xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, hệ thống phân cấp phê duyệt,… đến quản lý giám sát nợ vay, thu nợ nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể như sau:

2.3.1. Chính sách tín dụng

ACB xây dựng định hướng chính sách và hoạt động tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, tình hình của ngành tài chính ngân hàng. Định hướng tín dụng theo hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý RRTD và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay. Cụ thể:

Đưa ra 10 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm sốt, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB…và được chia thành 02 nhóm như sau:

Nhóm xét duyệt Nhóm kiểm sốt 1. Đối tượng khách hàng 2. Ngành nghề kinh doanh 3. Tình hình tài chính 4. Nguồn trả nợ 5. Vị trí địa lý 6. TSĐB

7. Tỷ lệ cho vay trên TSĐB.

1. Sản phẩm tín dụng 2. Kỳ hạn và loại tiền 3. KPP

Chi tiết các tiêu chí đánh giá khách hàng (phụ lục 01)

mức cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ được xếp vào 1 trong 4 nhóm sau:

Kết quả Tiêu chí từ 1 – 5 (nhóm xét duyệt)

Nhóm CẤP TÍN DỤNG BÌNH THƯỜNG

Tất cả đều thuộc nhóm “Cấp tín dụng bình thường” Nhóm HẠN CHẾ CẤP TÍN

DỤNG

Có tiêu chí thuộc “Hạn chế cấp tín dụng”, khơng có tiêu chí thuộc “kiểm sốt đặc biệt” hay “Khơng cấp/chấm dứt cấp tín dụng”

Nhóm KIỂM SỐT ĐẶC BIỆT

Có tiêu chí thuộc “Kiểm sốt đặc biệt”, khơng có tiêu chí thuộc “Khơng cấp/chấm dứt cấp tín dụng”

Nhóm KHƠNG

CẤP/CHẤM DỨT CẤP TÍN DỤNG

Có một trong các tiêu chí thuộc “Khơng cấp/chấm dứt cấp tín dụng”

Trong đó,

̶ Cấp tín dụng bình thường: khơng hạn chế số lượng cấp tín dụng cũng như tỷ

lệ dư nợ, khách hàng chỉ phải tuân thủ các yêu cầu Quy chế cho vay của ACB, của NHNN và của pháp luật.

̶ Hạn chế cấp tín dụng: nhân viên thẩm định, phê duyệt cần kiểm soát sự tuân

thủ về quy mơ, giới hạn trước khi cấp tín dụng cho khách hàng.

̶ Kiểm sốt đặc biệt: khơng khuyến khích tiếp cận, cấp tín dụng mới hay tăng

mức cấp tín dụng cho khách hàng.

̶ Khơng cấp, chấm dứt cấp tín dụng: khơng cấp tín dụng mới hay tăng mức

cấp tín dụng, lập tức thực hiện thu hồi nợ (nếu có).

Giới hạn tín dụng:

ACB xây dựng các quy định về giới hạn tín dụng dựa trên quy định của NHNN và Luật các TCTD, quy định giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng vay; giới hạn tín dụng của 01 khách hàng vay và nhóm khách hàng có liên quan. Cụ thể:

Đối với các hợp đồng cấp tín dụng ACB đã ký trước ngày 31/12/2010, ACB thực hiện giới hạn tín dụng theo quy định của Thơng tư 13/2010/TT-NHNN hiệu lực từ 01/10/2010.

Đối với các hợp đồng cấp tín dụng ACB ký sau ngày 31/12/2010, ACB thực hiện giới hạn tín dụng theo quy định của Luật của các TCTD có hiệu lực từ

01/01/2011. (phụ lục 02)

2.3.2. Quy trình cấp tín dụng.

Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng thể hiện rõ trong việc thực hiện quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng tại ACB quy định các bước phối hợp tác nghiệp đối với KHCN, KHDN (kể từ khi khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng) nhằm tạo sự đồng bộ và thống nhất trong q trình xử lý hồ sơ tín dụng, góp phần quản lý rủi ro tín dụng. Các bước thực hiện của quy trình:

Bảng 2.12: Các bước cơng việc trong quy trình tín dụng của ACB

STT Các bước công việc Nhân viên thực hiện Thời gian

1 Tiếp xúc, tư vấn và nhận hồ sơ khách

hàng PFC, RA/RO/RM Ngay khi khách hàng có nhu cầu, nộp hồ sơ

2 Thẩm định khách hàng và lập tờ trình CA, RA/RO/RM, AREV

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ khách hàng 3 Trình và phê duyệt cấp tín dụng CA, RA/RO/RM

BTD/UBTD/Chuyên viên phê duyệt

Sau khi hoàn tất thẩm định và lập tờ trình

4 Thơng báo kết quả phê duyệt cho khách

hàng PFC, RA/RO/RM Ngay sau khi có kết quả phê duyệt 5 Thực hiện các thủ tục PLCT và các điều

kiện trước khi giải ngân CSR, LDO, CC Sau khi phê duyệt cấp tín dụng 6 Giải ngân, quản lý và lưu trữ hồ sơ CSR Khi khách hàng

có nhu cầu và sau khi thực hiện hồn tất bước 5 7 Quản lý sử dụng mức cấp tín dụng và hồ

sơ tín dụng:

- Kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ điều kiện sau khi cấp tín dụng

- Kiểm tra theo dõi tình hình hoạt động, mục đích sử dụng vốn của khách hàng. - Kiểm tra, đánh giá lại TSĐB theo định kỳ...

CSR, PFC,

RA/RO/RM, AREV

Sau khi giải ngân

8 Quản lý, giám sát và thu hồi nợ - Theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ gốc - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Chuyển NQH (nếu có)

CSR, PFC,

RA/RO/RM, TTTN

- Xử lý nợ

9 Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản, lưu

trữ hồ sơ CSR, CC Khi khoản vay đến hạn hoặc theo KH yêu cầu thanh lý khoản vay.

Nguồn: Tài liệu chất lượng của Ngân hàng TMCP Á Châu

Trong quy trình tín dụng của ACB, các cơng việc được chun mơn hóa và phân cơng cụ thể cho các cá nhân, mỗi cá nhân thực hiện riêng một bước cơng việc trong quy trình và chịu trách nhiệm cá nhân khi xảy ra sai sót liên quan đến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng. Một số nội dung chính trong quy trình cấp tín dụng tại ACB:

Tiếp xúc, hướng dẫn và tư vấn khách hàng

Ở khâu tiếp xúc, hướng dẫn và tư vấn khách hàng: Nhân viên PFC (đối với KHCN) hoặc RA/RO/RM (đối với KHDN) sau khi tiếp xúc, tư vấn và thu thập thông tin khách hàng, sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ cần thiết về việc cấp tín dụng. Việc thu thập thông tin khách hàng được ACB hướng dẫn rất cụ thể bao gồm các thông tin cần thu thập, nguồn thu thập. Việc cụ thể và chi tiết hóa như trên ràng buộc tất cả mọi yếu tố rủi ro có thể phát sinh khi thu thập thơng tin khách hàng, giảm thiểu việc thu thập không đầy đủ thông tin, thông tin sai lệch….Thông tin thu thập sẽ được sàng lọc và tra sốt từ đó loại bỏ các khách hàng khơng phù hợp với chính sách tín dụng của ACB.

Thẩm định và lập tờ trình

Điểm mới trong quy trình tín dụng của ACB là ở khâu thẩm định và lập tờ trình. ACB quy định hạn mức thẩm định khách hàng cho nhân viên tín dụng tại KPP, nhân viên tín dụng tại Hội sở, cụ thể: Hồ sơ KHDN và một số hồ sơ KHCN sẽ do nhân viên RA/RO/RM, PFC thẩm định (phụ lục 03), cịn lại là do các nhân viên tín dụng Hội sở thuộc TTTD CN thẩm định tập trung. Một số hồ sơ KHDN lớn sẽ kết hợp với nhân viên phân tích tại TTTD DN để thẩm định, lập tờ trình, phân tích, đánh giá nhu cầu khách hàng, kiến nghị cấp tín dụng cho khách hàng (hiện nay là trên 10 tỷ đồng).

định và kiểm soát kết quả thẩm định. Một số trường hợp nhân viên tín dụng tại KPP được quyền thẩm định tài sản (phụ lục 04).

Cơng tác thẩm định lập tờ trình tại ACB hiện nay được chuẩn hóa thành quy trình, thủ tục và hướng dẫn thực hiện, riêng đối với KHCN chia làm 02 đối tượng

tín chấp và thế chấp. Hồ sơ tín chấp KHCN được thẩm định tập trung tại Hội sở

thông qua chứng từ khách hàng cung cấp và trao đổi qua điện thoại, không thẩm định thực tế.

Trình và phê duyệt cấp tín dụng:

Tờ trình thẩm định khách hàng trước khi chuyển cấp phê duyệt cấp tín dụng sẽ được cấp thẩm quyền kiểm soát lại.

Việc cấp tín dụng cho khách hàng được phê duyệt dưới nhiều hình thức: chuyên viên phê duyệt, họp BTD/UBTD và thể hiện trên Biên bản phê duyệt. Biên bản phê duyệt thể hiện đầy đủ các nội dung và yêu cầu đối với khách hàng được cấp tín dụng, quy định rõ các điều kiện cấp tín dụng, ràng buộc các nghĩa vụ của khách hàng khi được cấp tín dụng tại ACB, góp phần quản lý rủi ro tín dụng.

Song song với việc kiểm tra khách hàng là kiểm tra TSĐB. Định kỳ, nhân viên AA của AREV phối hợp với nhân viên PFC, RA/RO/RM sẽ đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản thế chấp để hạn chế tối đa rủi ro nếu có khi phải xử lý tài sản để hồi nợ.

Quản lý, giám sát và thu hồi nợ

TTTN CN và TTTN DN phối hợp nhân viên CSR, RA/RO/RM tại KPP thực hiện theo dõi kỳ hạn nợ, tình hình trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng ký kết. Khi đến hạn thanh toán nhân viên TTTN CN và TTTN DN sẽ thông báo cho khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ, phối hợp với KPP nhắc nợ khách hàng, đề xuất hướng xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh tốn nợ vay. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn nợ, chuyển NQH nếu khách hàng không trả nợ cho ngân hàng hoặc chuyển Công ty xử lý nợ (ACBA) nếu sau khi chuyển NQH mà khách hàng vẫn khơng thanh tốn nợ vay.

ACB xây dựng cơ chế xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ trách nhiệm cá nhân giữa thẩm định và quyết định cho vay. Quyết định cho vay, từ chối cho vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ vay, miễn giảm lãi vay ...thuộc về các cấp BTD, UBTD hoặc cá nhân có thẩm quyền.

Hệ thống cấp xét duyệt tại ACB: được tổ chức thành từng phân cấp cụ thể,

bao gồm:

 Chuyên viên xét duyệt: Cấp bậc chuyên viên gồm 7 bậc trong đó chuyên

viên tại PGD (tối đa bậc 4), chuyên viên SGD/CN (tối đa bậc 6), chuyên viên Hội sở, khu vực (không giới hạn bậc), Chuyên viên bậc 7 là thành viên UBTD/HĐQT.

 Trung tâm phê duyệt tín dụng KHDN: có chức năng phê duyệt tập trung

đối với hồ sơ tín dụng KHDN.

 Ban tín dụng (BTD): BTD bao gồm nhiều cấp với thẩm quyền tăng dần

theo thứ tự: BTD phòng giao dịch, BTD chi nhánh, BTD khu vực, BTD hội sở (cá nhân, doanh nghiệp).

 Ủy ban tín dụng (UBTD) : UBTD là cơ quan quyết định thẩm quyền của

các cấp phê duyệt tín dụng theo quy định của ACB, thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, khoản cấp tín dụng rủi ro cao và các khoản cấp tín dụng do HĐQT ủy quyền. Ngồi ra, UBTD cịn là cơ quan tham mưu cho HĐQT về việc xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng, chính sách tín dụng, các quy chế cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán).

Số chữ ký thành viên tham gia xét duyệt:

Việc phê duyệt của các BTD, UBTD thực hiện thông qua phiên họp BTD/UBTD, trong phiên họp có tối thiểu một thành viên từ chối thì kết quả phê duyệt là từ chối và quyết định phê duyệt tín dụng chỉ có hiệu lực khi có đủ chữ ký của các thành viên.

Đối với các BTD (Hội sở, khu vực, SGD, chi nhánh, PGD), ACB quy định số lượng thành viên tham gia phiên họp tối thiểu là 3 thành viên, trường hợp khoản cấp tín dụng trên 10 tỷ đồng thì số lượng thành viên tối thiểu lên đến 4 thành viên, góp phần đảm bảo tính độc lập và thận trọng trong q trình phê duyệt cấp tín dụng,

góp phần quản lý rủi ro tín dụng.

Riêng đối với UBTD, mặc dù là một cơ quan có vai trị rất lớn trong cơng tác điều hành, quản lý, nhưng ACB quy định số thành viên tham gia phiên họp đến 4 cho tới 5 thành viên, cho thấy nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro tại ACB đã đạt một bước phát triển vượt bậc.

Thẩm quyền phán quyết

ACB quy định thẩm quyền phê duyệt theo từng cấp bậc phê duyệt và được phân thành 02 nhóm: Thẩm quyền phê duyệt theo phân nhóm khách hàng/khoản vay và thẩm quyền phê duyệt theo sản phẩm tín dụng

 Thẩm quyền phê duyệt theo phân nhóm khách hàng:

UBTD là cấp phê duyệt cao nhất, thực hiện phê duyệt cho tất cả các nhóm đối tượng khách hàng, các trường hợp ngoại lệ không thuộc hạn mức của các BTD, chuyên viên phê duyệt tín dụng. BTD, chuyên viên phê duyệt đều có thẩm quyền duyệt ở 02 đối tượng khách hàng là cấp tín dụng bình thường và hạn chế cấp tín dụng, chỉ khác nhau ở mức cấp tín dụng và các điều kiện ngoại lệ. Riêng đối với chuyên viên phê duyệt thuộc Hội sở được quyền phê duyệt tín dụng tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống hoặc khu vực phụ trách.

 Thẩm quyền xét duyệt tín dụng theo tiêu chuẩn sản phẩm tín dụng

Ngồi phê duyệt theo tiêu chuẩn nhóm khách hàng, thẩm quyền phê duyệt của các cấp phê duyệt cịn theo từng sản phẩm tín dụng cụ thể và các trường hợp

ngoại lệ liên quan đến sản phẩm đó như BTD chi nhánh/BTD Hội sở (phụ lục 05);

Chuyên viên phê duyệt (phụ lục 06).

Riêng đối với BTD chi nhánh, tiêu chuẩn cấp hạn mức xét duyệt cho BTD chi nhánh dựa vào quy mô của đơn vị, chưa xét đến các yếu tố chất lượng tín dụng. Yếu tố chất lượng tín dụng do Ban CS&QLTD theo dõi và đánh giá, từ đó điều chỉnh hạn mức phê duyệt nhưng công tác này không được thực hiện thường xuyên và triệt để, một số đơn vị vi phạm tiêu chí chất lượng tín dụng theo chính sách tín dụng nhưng vẫn khơng bị cắt giảm hạn mức.

Với chính sách tăng cường quản lý rủi ro, đánh giá công tác quản trị rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của ACB trong những năm gần đây. ACB đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng dùng xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay theo quy định của NHNN tại điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như là một cơng cụ hỗ trợ góp phần xác định và phản ánh chân thật hơn mức độ rủi ro.

Được xây dựng từ năm 2004, ACB đã tạo lập và dần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. ACB xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho 03 nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân và tổ chức tín dụng.

Các tiêu chí chấm điểm tín dụng khách hàng được phân chia thành 02 nhóm: tài chính và phi tài chính. Nhóm tài chính gồm các chỉ tiêu định lượng, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách hàng, nhóm phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu đánh giá mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của khách hàng và các chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực quản trị doanh nghiệp, là các yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Các chỉ tiêu này khơng chỉ có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung và lượng hóa tối đa mà cịn xây dựng trên cơ sở bù trừ lẫn nhau để có thể tự bộc lộ các dấu hiệu bất cập trong kết quả đánh giá, hạn chế sai sót chủ quan của người đánh giá. Cơ cấu chấm điểm giữa nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là 30% và 70%, giữa yếu tố định lượng và định tính là 70% và 30%.

Điểm quan trọng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB là điểm số được xác định bằng điểm của các nhóm chỉ tiêu và trọng số tương ứng với từng đối tượng chấm điểm (phụ lục 07).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ACB phục vụ cho 02 mục đích: xét duyệt cấp tín dụng và phân loại nợ.

Đối với mục đích xét duyệt:

ACB chỉ thực hiện chấm điểm đối với KHDN, phân chia theo quy mô (nhỏ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)