Nhà nước cần phải có chủ trương thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tập đoàn đầu tư sài gòn theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 74 - 76)

2.2.3 .2Huy động vốn trong nội bộ tập đoàn

3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC

3.4.1 Nhà nước cần phải có chủ trương thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý

với việc phát triển tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam

Với mục tiêu lấy kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hình thành nên các tập đồn kinh tế mạnh nắm giữ các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh nòng cốt, huyết mạch của quốc gia. Dưới sự hướng dẫn và điều tiết của Chính phủ, các Tổng cơng ty nhà nước ra đời, một loại hình tập đồn kinh tế theo phương thức đa dạng hóa thành phần sở hữu để thu hút rộng rãi các nguồn lực tài chính của các

thành phần kinh tế nhằm mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở ngành chun mơn chính của Tổng cơng ty. Tuy nhiên, chưa có các văn bản pháp luật nào điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản cũng như chủ trương để hình thành và thúc đẩy sự phát triển các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam.

Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam có nhược điểm là sản xuất nhỏ và phân tán, quản lý theo yếu tố gia đình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chưa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, mức độ tích tụ, tập trung các nguồn lực chưa cao. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân là một tiềm lực của nền kinh tế góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, từ những cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ đã trải qua q trình tích tụ vốn hình thành nên các nhóm cơng ty có quy mơ lớn tương đương với một tập đoàn kinh tế như: FPT, Biti’s, Đồng Tâm, Kinh Đơ, Hịa Phát…đã đóng góp tích cực trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các tập đồn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngồi nước với hàng ngàn cổ đơng. Mối liên kết giữa các cơng ty trong các tập đồn này rất đa dạng dựa trên sở hữu về vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường…Sự liên kết này hình thành nên một chuỗi phức tạp về mặt pháp lý và các mối quan hệ kinh doanh khác trong mối quan hệ giữa các cổ đông, giữa cổ đông với doanh nghiệp, giữa chủ sở hữu với nhà điều hành… Nếu các quan hệ này phát sinh tiêu cực, mâu thuẫn chồng chéo lên nhau sẽ gây thiệt hại cho cổ đơng của cơng ty nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

Để khắc phục và thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam để hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh cùng với tập đoàn thuộc khu vực kinh tế nhà nước là một yếu tố khách quan và cần có sự điều chỉnh của nhà nước về mặt pháp lý. Nhà nước cần phải có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh, đầu tư, thương mại, chuyển giao cơng nghệ, thuế, tài chính, ngân hàng, sáp nhập và mua lại theo hướng thống nhất và có sự tương thích với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tập đoàn đầu tư sài gòn theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)