2.2.3 .2Huy động vốn trong nội bộ tập đoàn
3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
3.4.2 Hoàn thiện tính pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
Trên cơ sở những tồn tại về tính pháp lý của tập đoàn kinh tế nêu tại mục 2.4, Chương II cho thấy: tính pháp lý của một tập đồn kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và tập đồn kinh tế nói chung tại Việt Nam chưa được hình thành một cách vững chắc, cịn nhiều tồn tại bất cập; tập đồn thuộc khu vực kinh tế nhà nước tuy được hình thành và phát triển tốt nhưng còn nhiều bất cập giữa Luật doanh nghiệp thống nhất năm 2005, Luật DNNN năm 2003, luật doanh nghiệp năm 1999 và các văn bản của chính phủ hướng dẫn việc thành lập các tập đồn kinh tế. Nay tôi đề nghị các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý cho một tập đồn kinh tế nói chung và tập đồn kinh tế tư nhân nói riêng như sau:
(1) Chính phủ nhanh chóng hướng dẫn và quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Hướng dẫn của chính phủ phải phân loại rõ ràng về công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết cũng như xây dựng các mối quan hệ này một cách cụ thể. Đặc biệt, xây dựng các mối quan hệ liên kết để làm cơ sở cho việc hình thành các tập đồn kinh tế như: mối liên kết về vốn, mối liên liên kết về thương hiệu, mối liên kết về thị trường, mối liên kết về cơng nghệ... từ đó, các doanh nghiệp có cơ sở lựa chọn các hình thức liên kết phù hợp để tiến tới hình thành các tập đồn kinh tế mạnh.
(2) Rà sốt và sửa đổi một số các quy định chồng chéo mâu thuẫn nhau hoặc không rõ ràng của các văn bản pháp luật có liên quan như Luật doanh nghiệp năm 2005, Quyết định 153, Chuẩn mực kế toán Việt Nam để các doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi.