- Cần phải có văn bản hướng dẫn rõ ràng về biện pháp phong tỏa tài khoản theo
2. Các nguyên nhân, điều kiện chung của tình hình tội bn lậu trên địa bàn
2.2. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế xã hộ
tế - xã hội
Đến nay, vùng Đơng Nam bộ có nhiều khu công nghiệp, tập trung ở 4 tỉnh, thành là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vùng kinh tế có hệ thống cảng tốt và có hậu phương công nghiệp tốt với Cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (đã định hình), Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành (sẽ được xây dựng).
Đông Nam bộ là vùng kinh tế năng động, có sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) với các dự án đi tiên phong trong hầu hết các ngành, lĩnh vực ưu thế của vùng..
Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước, là thế mạnh của vùng; trong đó, Bình Phước là tỉnh xuất khẩu hạt điều lớn nhất Việt Nam, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại và kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn
59
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nhất, nhì cả nước, nằm giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới.
Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với thành phố Biên Hoà, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là những địa phương công nghiệp lớn của tỉnh, thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mơ.
Bình Dương là tỉnh có 05 đơ thị công nghiệp nổi bật như Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và Thành phố Thủ Dầu Một. Sự phát triển của tỉnh đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững của khu vực đối với cả nước.
Tây Ninh là địa phương có cửa khẩu quốc tế với Campuchia.
Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản, cơng nghiệp sử dụng khí làm ngun liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất...
Với lợi thế và thực tế phát triển kinh tế như vậy, nên vùng Đơng Nam bộ có sức thu hút lao động, tăng nhanh về cơ học, là khu vực đơng dân, có tỷ lệ đơ thị hóa cao: 50%¶¶. Mật độ dân số cao, nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng cao trong bối cảnh nền sản xuất còn mất cân đối, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng
¶¶ Bách khoa tồn thư mở (2017) Đơng Nam Bộ (Việt Nam), truy cập tại địa chỉ: https://vi.wikipedia. org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_B%E1%BB%99_(Vi%E1%BB%87t_Nam), ngày 15/10/2018. yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng bn lậu xâm nhập vào.
Tóm lại, Đơng Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc điểm dân cư đa dạng, phong phú, có nhiều đóng góp trong sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, cùng với phát triển, lượng dân cư đông cũng kéo theo việc nảy sinh những tệ nạn, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh tế, trật tự