Giới thiệu chung về huyện Lâm Bình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM RƯỢU EN LÁ TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 29 - 33)

Ngày 27/4/2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1262/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh tồn bộ 90,91 km2 diện tích tự nhiên, quy mơ dân số 7.842 người của xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa và tồn bộ 41,67 km2 diện tích tự nhiên, quy mơ dân số 6.757 người của xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa vào huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lâm Bình có 917,55 km2 diện tích tự nhiên và quy mơ dân số 51,421 người; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn.

Lâm Bình là huyện vùng cao, vùng sâu, xa của tỉnh, trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Lăng Can, có trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ tại các xã, thị trấn trong huyện. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với chăn ni đại gia súc và có các loại cây trồng như: Cây chè, cây lạc, cây lúa, ngô, khoai, sắn... một số cây lâm nghiệp như cây quế, keo, bạch đàn và một số loại nông sản phụ khác. Ngồi sản xuất nơng, lâm nghiệp và dịch vụ, huyện Lâm Bình cịn có điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Homestay, du lịch lịng hồ...

(Theo: Cổng thơng tin điện tử huyện Lâm Bình) 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a, Về vị trí địa lý

Huyện Lâm Bình cách trung tâm Thành phố Tuyên Quang 150 km. Địa giới hành chính huyện Lâm Bình: Đơng giáp huyện Na Hang, tỉnh Tun Quang; Đông Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Tây và Tây Bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

22 b, Địa hình

Lâm Bình có địa hình hiểm trở, có nhiều núi đá vơi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hạn chế. Nằm trên vòng cung sơng Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ lẫn nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Chng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).

Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thơng khó khăn, độ che phủ của rừng cịn khá lớn, đó cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện.

b, Khí hậu

Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30°. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22 độ, độ ẩm khơng khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800 mm. Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình thường hay có gió xốy, gió lốc thất thường, khơng theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột

c, Sơng ngịi

Sơng, suối có tốc độ dịng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ trong mùa mưa; tuy có gây một số khó khăn trong phát triển KT-XH, song cũng có những tiềm năng kinh tế. Đặc biệt, huyện có diện tích mặt nước lịng hồ thủy điện Na Hang trên 3.500ha, ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sơng suối cịn có nguồn thuỷ sản khá phong phú với nhiều loại cá ngon và thuận lợi trong phát triển du lịch, là đường giao thông quan trọng giữa các vùng, đồng thời có thể

23 phát triển thuỷ điện nhỏ và các cơng trình thuỷ điện lớn. Nhiều thác nước tạo nên những thắng cảnh hấp dẫn

d, Tài ngun

Huyện Lâm bình có dienh tích đất rừng lớn, khí hậu phù hợp cho việc trồng rừng, ngồi ra cịn có thể phát triển kinh tế từ chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a, Kinh tế *Nơng nghiệp

Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 2.180,47 ha, các cánh đồng phần lớn nhỏ, hẹp, phân tán dọc các triền đồi, một số cánh đồng rộng nằm ở các xã: Thượng Lâm, Thổ Bình,... Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện tuy khơng lớn song mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây ăn quả ôn đới.

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 17.375 tấn. Năng suất lúa 56,2 tạ/ha, năng suất ngô 38,7 tạ/ha. Hệ số sử dụng đất 2,1 lần. Diện tích cây chè đạt 247,3 ha,.. Đang triển khai một số cây trồng mới, như: Lúa lai, ngô lai; cây bông được trồng ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà,... Trong thời gian tới, chú trọng phát triển cây cơng nghiệp hàng hố: Lạc, chè, mía và một số cây dược liệu.

* Lâm nghiệp

Tồn huyện có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp. Rừng có nhiều loại gỗ, thảo dược và mng thú quý, hiếm. Độ che phủ rừng đạt trên 70%.

* Cơng nghiệp khai khống, chế biến nơng, lâm sản

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 10.140 triệu đồng

24 * Thủ công nghiệp

- Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống:

+ Nghề trồng bông chủ yếu ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là bông, vải sợi.

+ Nghề dệt thổ cẩm ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là chăn, gối, địu, quần áo, khăn, túi thổ cẩm.

+ Nghề đan lát mây, tre, giang ở xã Lăng Can, sản phẩm là: Mành cọ, khay, giỏ, đĩa,...

+ Nghề gò, hàn, rèn ở các xã Thượng Lâm, Xuân Lập, Bình An với sản phẩm là dao, cuốc, xẻng, cày, bừa và các sản phẩm khác..

+ Nghề mộc ở các xã Thượng Lâm, Lăng Can, Thổ Bình với sản phẩm là gỗ, ván, tủ, giường, bàn ghế...

* Dịch vụ thương mại

- Huyện có 3 chợ để trao đổi, mua bán các mặt hàng tiêu dùng và 16 điểm bán hàng chính sách xã hội. Các chợ tiêu biểu là:

+ Chợ Thượng Lâm (trung tâm xã Thượng Lâm) họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hoá tiêu biểu bán tại chợ là quần áo, giầy, dép, hàng nông sản, lương thực, thực phẩm.

+ Chợ Lăng Can (trung tâm xã Lăng Can) họp vào thứ 7 hàng tuần. Chợ Hồng Quang (trung tâm xã Hồng Quang) họp vào thứ 5 hàng tuần. b, Xã hội

Do huyện Lâm Bình mới được thành lập chưa lâu nên nhà nước rất chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư giao thơng, thủy lợi, và nhiều cơng trình khác như điện, đường, trường, trạm. Tuy nhiên, do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế cịn nhiều khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo cịn rất cao, trình độ dân trí còn thấp, một số xã vùng sâu vùng xa cịn tồn tại nhiều hủ tục như tảo hơn.

25

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM RƯỢU EN LÁ TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)