Rượu men lá Lâm Bình là một loại rượu đặc sản của huyện miền núi phía bắc tỉnh Tuyên Quang, rượu men lá có thể nấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau như ngơ, thóc, cây móc, cây đao,...Hầu hết các loại rượu đều có vị cay nồng, tuy nhiên rượu men lá có hương vị đặc biệt hơn do được ủ từ loại men đặc biệt. Men sử dụng để ủ rượu được người đồng bào dân tộc ở đây làm thủ công từ các loại lá cây rừng Nguyên liệu quan trọng nhất để nấu rượu là men lá. Mỗi quả men là sự hòa quyện của hơn 20 loại lá rừng. Nào riềng, lá ớt, sả, lá mít, cán cng, nhá héo, vát vẹo, trầu, rau răm, nét ti, chá pái, keng nộc kiêu, lác tọc, lác khà, nhân trần, tham chàng, chí ốt, tham ngàm… Đặc điểm chung của các loại lá, cây này là đều có vị rất thơm và cay nóng. Mỗi loại cây đều là các vị thuốc chữa bệnh hoặc bổ dưỡng, cường tráng gân cốt, rất tốt cho sức khỏe con người. Có cây dùng lá, có cây dùng rễ, vỏ, có loại dùng cả cây và lá. Những cây thuốc này được nhặt hái vào lúc thời tiết khơ ráo, sau đó băm, giã nhỏ; một phần đem hòa cùng nước. Trong tất cả các nguyên liệu, cần nhiều nhất là riềng. Riềng đào về, phải cạo sạch, băm thành những lát mỏng, phơi khô, giã thật nhỏ, rồi phải được sàng một lần nữa. Gạo ngâm nước chừng 1 giờ được mang đi xay mịn. Lá rừng cũng được băm nhỏ. Riềng, bột gạo, nước lá thuốc ngâm sẵn đem trộn đều với nhau có nguồn gốc tự nhiên như rau răm, trầu bà và các loại dược liệu khác. Sở dĩ rượu men lá đặc biệt vì men ủ khơng có hóa chất bảo quản, có hương vị đặc biệt, thơm dịu, uống êm, không bị sốc, khơng đau đầu, rượu càng để lâu càng có mùi thơm nhẹ dễ uống, êm say. Vì vậy loại rượu này rất được ưa chuộng tại đại phương và trở thành một phần trong văn hóa của người đồng bào nơi đây.
Hiện nay, loại rượu này đã tạo được uy tín trên thị trường và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây cũng là một trong những sản phẩm đã được huyện Lâm Bình lựa chọn đưa vào lộ trình thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2021 - 2025.
26