Thực trạng CN lợn thịt tại xã Hạ Giáp

Một phần của tài liệu 2018_59_KTNN_Nguyen Kim Quyet (Trang 37 - 39)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng CN lợn thịt tại xã Hạ Giáp

3.1.1. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã

Từ năm 2015 trở lại đây ngành CN của xã Hạ Giáp có sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là CN lợn. Nhiều hộ gia đình đã nhận thức được rõ vai trò quan trọng của CN lợn trong phát triển kinh tế. Do đó, CN lợn đã và đang trở thành nghề chính góp phần làm tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhiều nơng dân. Những mơ hình làm giàu từ CN lợn cũng dần được nhân rộng trong xã.

Sự ảnh hưởng của thức ăn cơng nghiệp đã tác động trực tiếp tới q trình sinh trưởng và phát triển của lợn đặc biệt là lợn thịt, trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình qn. CN lợn thịt bước đầu đó có sự đầu tư về chiều sâu, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới vào CN làm trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng lên. Nhiều hộ mạnh dạn đã đầu tư mua các giống lợn siêu nạc, mở rộng quy mô chuồng trại xong vẫn cịn nhỏ lẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật CN. Đây là một vấn đề tồn tại mà cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là sự hỗ trợ cho bà con nơng dân về giống, kỹ thuật chăm sóc lợn để chất lượng đàn lợn được cải thiện, hiệu quả kinh tế CN lợn thịt ngày càng cao.

Với mục tiêu giảm chi phí trong khâu giống, nhiều hộ đã mạnh dạn CN lợn nái để tự sản xuất con giống cung cấp cho gia đình thậm chí cung cấp cho các hộ CN lớn có nhu cầu về giống cao. Năm 2017 cả xã có 623 con lợn nái với 80 hộ CN, tăng 11 con so với năm 2016 và giảm 106 con so với năm 2015 (UBND xã Giáp Hạ). Việc sụt giảm về số lượng lợn nái là do việc giá cả của thịt lợn giảm mạnh vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Việc giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định đã gây tâm lý hoang mang cho người dân, người dân ngày càng khơng có nhiều hứng thú trong việc chăn ni lợn.

32

3.1.2. Các hình thức chăn ni lợn thị trên địa bàn xã

- Về hình thức chăn ni:

Lợn thịt trên địa bàn xã được ni theo hình thức nhốt chuồng, trại khơng phải theo hình thức thả vườn. Với hình thức này, đàn lợn luôn được đảm bảo về chỗ ăn, ngủ hợp vệ sinh, tuy nhiên không gian ở hạn chế hơn. Mặc dù vậy, đàn lợn thịt được đảm bảo về chất lượng thịt, không mắc các bệnh chăn thả vườn như giun, sán, các bệnh về da, bệnh lở mồm long móng,...

- Về phương thức chăn nuôi:

Hiện nay, trên địa bàn xã Hạ GIáp vẫn đang áp dụng cả ba phương thức CN là: CN theo kiểu truyền thống, bán công nghiệp, công nghiệp và các quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn. Với phương thức chăn nuôi này lợn thịt được chăm sóc, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng thời kì, đảm bảo chất dinh dưỡng và thời gian sinh trưởng của lợn.

3.1.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã

- Công tác giống lợn thịt:

Trên địa bàn xã, các giống lợn thịt được đưa vào chăn nuôi hiện nay chủ yếu là giống lợn địa phương, lợn lai, các giống lợn thuần chủng, lợn siêu nạc mới chỉ được đầu tư ở các hộ có quy mơ lớn. Lợn giống được lấy từ lợn nái nuôi được, ở các chợ nông thôn gần địa phương, từ các thương lái và một phần được lấy từ các trang trại lớn. Đối với các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ thường sử dụng các giống lợn từ thương lái, giống lợn này thường chưa được kiểm tra về độ an toàn nên dễ mắc bệnh, người dân gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khi bắt đầu chăn nuôi.

- Công tác chăm sóc đàn lợn thịt:

Để đàn lợn thịt phát triển tốt phải đảm bảo chuồng trại nuôi lợn sạch sẽ, theo quy mô của từng hộ. Theo phương thức CN lợn nào thì chuồng trại vẫn phải được giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Nguồn nước thải, phân thải được xử lý hợp vệ sinh bằng cách xây bể bioga hay che đậy kín, khơng để tràn lên mặt chuồng, chỗ ăn ngủ của lợn. Tập cho lợn thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.

33

Thường xuyên quét dọn, tháo bể chứa phân thải nếu không phải là bể bioga. Tắm cho lợn vào mùa hè, đặc biệt là đối với các hộ CN theo quy mơ lớn, có số lượng đàn lợn đông. Cho lợn ăn theo một giờ nhất định để lợn phát triển đều, đồng thời khơng địi ăn, phá chuồng vào các giờ khác.

- Cơng tác phịng trị bệnh đàn lợn thịt:

Hiện nay, công tác thú y trên địa bàn xã còn hạn chế về số lượng cán bộ xong cơng tác phịng trị bệnh cho đàn lợn thịt luôn được đảm bảo. Lợn được tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin theo đúng độ tuổi, đúng loại và liều lượng theo quy định.

3.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt trên địa bàn xã

Hiện nay, với việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất đặc biệt là xây dựng được chợ nông thôn tại trung tâm xã với diện tích 3000m2 , việc mua bán được người dân tập trung tại các quầy hàng nhỏ. Lợn thịt được các thợ mổ mua và thịt bán tại quầy hàng của gia đình hoặc quầy đi thuê tại chợ của xã hoặc các xã lân cận. Ngoài ra, thịt lợn được bán cho các hộ chế biến các sản phẩm khác từ thịt lợn như: nem chua, thịt chua, giò, chả,… Lượng thịt lợn đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt của xã và ra các xã lân cận, đồng thời bán cho các thương lái với số lượng lớn bán ra thị trường ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu 2018_59_KTNN_Nguyen Kim Quyet (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)