Các thành tố của hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 26)

quan cấp phân đội ở các nhà trường Quân đội

1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục kỷ luật

Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên nhằm hình thành, phát triển củng cố thói quen kỷ luật cho học viên. Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên phải hướng tới là:

Một là, giúp học viên có nhận thức và thái độ đúng về kỷ luật

Quá trình giáo dục làm biến đổi nhận thức, hình thành thái độ tích cực và rèn luyện thói quen kỷ luật cho học viên phải được tiến hành từ thấp lên cao, từ giản đơn đến phức tạp và chú ý đến các khâu, các bước, các động tác cơ bản trong nhận thức và hành động nhằm tạo lập cho mỗi học viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thói quen kiềm chế mình trước các sự việc phải xử lý địi hỏi tính tự giác kỷ luật.

Trình độ hiểu biết của học viên về kỷ luật được cụ thể hóa ở điểm giỏi, điểm khá của các mơn học có liên quan đến kỷ luật, ở phân loại kết quả rèn luyện kỷ luật (tốt, khá, trung bình, yếu) theo chỉ tiêu phấn đấu của từng đơn vị, nhà trường và được thể hiện sinh động trong hoạt động thực tiễn, trong giải quyết các mối quan hệ hàng ngày theo yêu cầu kỷ luật Quân đội.

Hai là, hình thành cho học viên thói quen kỷ luật

Giáo dục kỷ luật cho học viên không phải là một vấn đề giản đơn, kết quả đạt được không phải ngay lập tức mà diễn ra lâu dài, khó khăn, phức tạp, tuân theo những quy luật hình thành và phát triển nhân cách. Để học viên có kỷ luật nghiêm minh, nhà giáo dục phải làm cho học viên hiểu rõ vai trò của kỷ luật đối với sức mạnh của Quân đội và đối với việc hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa từ đó giúp học viên hình thành được kỹ xảo, kỹ năng thói quen kỷ luật một cách đúng đắn.

Ba là, góp phần vào cơng tác quản lý học viên

Quản lý học viên phải bảo đảm tính nghiêm minh theo pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, nhưng phải tạo điều kiện cho học viên làm việc theo chức trách. Trong quản lý học viên, CBQL phải chú trọng và thông suốt quan điểm lấy giáo dục, thuyết phục là chính; kiên quyết phản đối và đấu tranh với những biểu hiện mệnh lệnh hành chính đơn thuần, máy móc trong quản lý học viên như dùng uy quyền cá nhân, độc đoán, gia trưởng, bắt học viên phải phục tùng theo ý riêng của mình trái với điều lệnh, hoặc có những hành động thô bạo, xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm của học viên.

Chỉ huy các cấp phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật của học viên, nắm bắt kịp thời những vấn đề mới nảy sinh; hiểu rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm của học viên để có phương hướng khắc phục và biện pháp xử lý thích đáng và mang tính giáo dục cao.

Quá trình giáo dục kỷ luật để biến đổi các hành động, hành vi kỷ luật của học viên, cần xác định rõ các bước đi để đạt đến mục đích và sắp xếp các mục đích theo một trật tự nhất định, phù hợp với quy luật nhận thức và hành động của đối tượng giáo dục.

1.3.2.2. Nội dung kỷ luật cần giáo dục cho học viên

Quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường Quân đội không phải diễn ra một cách giản đơn, thuần túy mà diễn ra lâu dài, phức tạp, trải qua các giai đoạn. Nội dung giáo dục kỷ luật Quân đội cho học viên, tập trung vào:

Một là, giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên về đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, các quy định trong điều lệnh, điều lệ Quân đội. Đây là nội dung hết sức quan trọng, bởi lẽ, để hình thành và phát triển phẩm chất kỷ luật cho quân nhân, trước hết phải nâng cao trình độ tri thức, khả năng nắm vững và thực hiện nghiêm những nội dung, yêu cầu của Hiến pháp, pháp luật, các quy định trong điều lệnh, điều lệ Quân đội. Nhận thức đúng, đủ là cơ sở xây dựng tình cảm, niềm tin vững chắc và rèn luyện thói quen, hành vi tốt trong chấp hành kỷ luật của học viên.

Hai là, giáo dục cho học viên ý thức tự giác chấp hành điều lệnh, điều lệ,

kỷ luật Quân đội, chế độ quy định của đơn vị và mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy. Đây là nội dung trọng yếu để hình thành phẩm chất kỷ luật của quân nhân; bởi lẽ, tính tự giác là biểu hiện cao của tính kỷ luật; do đó q trình giáo dục kỷ luật cần đi sâu vào từng nội dung cụ thể. Phải làm cho người học nhận thức được rằng: kỷ luật của Quân đội là kỷ luật tự giác, nghiêm minh, tính tự giác trong chấp hành kỷ luật phải trở thành nhu cầu, thói quen ở học viên sĩ quan.

Ba là, giáo dục điều lệ công tác chuyên môn, chức trách, nhiệm vụ, tinh

thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và kỷ luật quan hệ quân dân. Quá trình đào tạo trong nhà trường, việc chấp hành các quy định về chức trách, nhiệm vụ chun mơn, khơng chỉ giúp người học hồn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện mà còn xây dựng ở họ những phẩm chất, thói quen, tác phong cơng tác trong hoạt động của người cán bộ, sĩ quan sau ra trường.

1.3.2.3. Phương pháp giáo dục kỷ luật

Một là, nhóm các phương pháp tác động vào ý thức kỷ luật của học viên.

Đây là nhóm phương pháp nhằm nâng cao nhận thức, hình thành hệ thống quan điểm, niềm tin, thái độ, cảm xúc, tình cảm và ý chí tích cực cho học viên trên cơ sở những luận chứng khoa học. Nhóm phương pháp này gồm phương pháp thuyết phục; phương pháp nêu gương; phương pháp đối thoại và tranh luận.

Hai là, nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động hình thành thói quen kỷ

luật cho học viên. Việc tổ chức tốt các hoạt động quân sự nói chung cho học viên đều mang ý nghĩa như là những cách thức, biện pháp tác động giáo dục nhất định.

Ba là, nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi kỷ luật cho

học viên.

Các phương pháp giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường Quân đội bên cạnh những nét chung lại có nét riêng, mang tính đặc thù của mơi trường Quân đội. Do vậy, các nhà giáo dục cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giáo dục để tiến hành giáo dục kỷ luật cho học viên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất theo mục tiêu giáo dục kỷ luật đã xác định.

1.3.2.4. Hình thức giáo dục kỷ luật

Thứ nhất, tích hợp nội dung giáo dục kỷ luật vào các nội dung giảng dạy.

Giảng viên cần đưa những nội dung giáo dục kỷ luật vào quá trình giảng dạy các môn học. Thông qua các nội dung lồng ghép giáo dục kỷ luật vào bài giảng, giáo viên có thể lấy những ví dụ minh họa để chứng minh, luận giải giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm kỷ luật trong hoạt động chuyên môn…

Thứ hai, tổ chức giáo dục chung. Thông qua các hoạt động chung trong

tập thể như sinh hoạt, học tập, để bố trí, sắp xếp cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ luật chung đối với tập thể học viên.

Ba là, tổ chức giáo dục riêng. Đây là hình thức được tiến hành thơng qua

các buổi đối thoại, trao đổi giao lưu trực tiếp giữa nhà giáo dục với học viên nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục nhất định về kỷ luật để học viên nắm và trực tiếp rèn luyện theo định hướng của nhà giáo dục đã đề ra.

Bốn là, các hình thức giáo dục khác. Đây là hình thức nhà giáo dục tiến

hành tổ chức các buổi tham quan, giao lưu tiếp xúc với các tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân, nhằm thực hiện những mục đích và nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên.

1.3.2.5. Kết quả giáo dục kỷ luật

Kết quả giáo dục kỷ luật là sự phản ánh sức mạnh tổng hợp của hệ thống các thành tố tác động lẫn nhau trong giáo dục kỷ luật cho học viên trong suốt quá trình học viên học tập, rèn luyện tại nhà trường, là thước đo đánh giá chất lượng hiệu quả của quá trình giáo dục kỷ luật. Kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội được biểu hiện ở:

Bảo đảm thực hiện nghiêm Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội; Chấp hành nghiêm quy chế, quy định của nhà trường, mệnh của người chỉ huy và yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập, rèn luyện; Thực hiện đúng đủ 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần; Tác phong mang mặc, giao tiếp ứng xử đúng với điều lệnh Quân đội; Thực hiện đúng kế hoạch, bảo đảm

chính xác về thời gian và tác phong khẩn chương, chính xác; Có tinh thần sẵn sàng nhận, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng thời gian.

1.3.2.6. Các lực lượng tham gia giáo dục kỷ luật

Giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường Quân đội bao gồm nhiều tổ chức, nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các khâu, các bước trong quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên. Trong đó có thể kể đến các lực lượng:

Một là, chỉ huy tiểu đội, trung đội và cán bộ chỉ huy, chính trị viên đại đội

là lực lượng trực tiếp gắn bó với học viên 24/24 giờ, chịu trách nhiệm trước cấp trên tồn bộ hoạt động của đơn vị, trong đó có giáo dục kỷ luật.

Hai là, cán bộ tiểu đồn (cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị), giảng viên các

khoa giáo viên là những người trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo dục và kiểm tra, đánh giá kết quả các nội dung kỷ luật cho học viên.

Ba là, Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) nhà trường và cán bộ các phòng,

ban chức năng. Đây là những cán bộ chịu trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên và công nhận kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên của các đơn vị cơ sở.

Bốn là, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, bao gồm tổ chức đảng, tổ

chức đoàn, hội đồng quân nhân, tâp thể quân nhân là những tổ chức trực tiếp QLGD học viên theo chức năng, quyền hạn

Năm là, các tổ chức chính trị, xã hội, các đồn thể địa phương nơi nhà

trường đóng quân và cơ quan cấp trên. Đây là lực lượng gián tiếp tham gia vào giáo dục kỷ luật cho học viên thông qua các chỉ thị, hướng dẫn, văn bản pháp quy để các nhà trường Quân đội quán triệt thực hiện.

Tóm lại, các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục kỷ luật cho học

viên bao gồm cá nhân và tập thể (giữ vị trí tổ chức, điều hành và trực tiếp giáo dục kỷ luật cho học viên). Các lực lượng giáo dục đó hoạt động dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý của hệ thống chỉ huy các cấp (CBQL ở nhà trường, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội), sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp

trên. Mọi hoạt động của nhà giáo dục giữ vai trò quyết định bảo đảm chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường, đồng thời chi phối các thành tố khác của quá trình giáo dục kỷ luật.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở nhà trường Quân đội

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

Trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở nhà trường Quân đội, việc xây dựng mục tiêu ngay từ đầu quá trình quản lý là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch quản lý.

Quản lý quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở nhà trường Quân đội chính là việc thiết kế mục tiêu, quán triệt và tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục kỷ luật, làm cho kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu. Quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở nhà trường Quân đội, tập trung vào:

Xác định rõ mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên theo nội dung điều lệnh quản lý bộ đội; Quán triệt, hiểu rõ mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đối với việc hình thành kỹ xảo, kỹ năng thói quen kỷ luật cho học viên; Tổ chức cụ thể hóa mục tiêu giáo dục kỷ luật vào chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo ở Học viện; Chỉ đạo thực thi chương trình giáo dục, đào tạo chú trọng hướng tới mục tiêu giáo dục kỷ luật đã xây dựng; Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên; Kiểm tra mức độ đạt được mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên theo theo kế hoạch.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

Thực chất quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỷ luật là quán triệt mục tiêu, yêu cầu hoạt động giáo dục kỷ luật của nhà trường vào nội dung, đảm bảo nội dung đó ln nhất qn với mục tiêu. Để thực hiện tốt vấn đề này yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý phải quán triệt sâu sắc kế hoạch hoạt động giáo dục kỷ luật, mục tiêu, yêu cầu hoạt động giáo dục kỷ luật. Đặc điểm tình hình của nhà

trường cũng như đặc điểm của đối tượng học viên...

Để hoạt động giáo dục kỷ luật đạt kết quả tốt, thì cơng tác quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên phải:

Xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên thông qua hoạt động giảng dạy trên lớp, tự học, tự nghiên cứu; Tổ chức hoạt động tập thể như diễn đàn thanh niên, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ theo chủ đề xác định; Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về tích hợp nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên qua hoạt động dã ngoại học kỹ chiến thuật, diễn tập; Tổ chức phối hợp giữa giảng viên và CBQL học viên về xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên phù hợp với đặc điểm đối tượng; Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giảng viên, CBQL trong thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên.

1.4.3. Quản lý các lực lượng giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

Trong giáo dục kỷ luật cho học viên cần quản lý một cách cụ thể, toàn diện các lực lượng, cụ thể là:

Quản lý các chủ thể giáo dục kỷ luật cho học viên. Các chủ thể giáo dục kỷ luật cho học viên các lực lượng trực tiếp quản lý học viên như cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội (lớp, khoa học). Chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục kỷ luật luật cho học viên là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở các cơ quan chức năng như các phịng, ban, những người có chức năng, nhiệm vụ thực hiện giáo dục kỷ luật luật cho học viên… Đây là những chủ thể quan trọng và chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỷ luật luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan. Quản lý chủ thể giáo dục tập trung vào quản lý việc xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên.

Quản lý đối tượng giáo dục kỷ luật luật là quản lý cá nhân học viên, tập thể học viên đang học tập, rèn luyện và sinh hoạt tại nhà trường Quân đội và đang tiếp nhận trực tiếp hay gián tiếp tác động của các hoạt động giáo dục kỷ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 26)