Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 52 - 61)

quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần

Khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi số 07 (mục 1, phụ lục 1) để khảo sát 85 CBQL, GV.

Trong 6 nội dung khảo sát về quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, được CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 2.73 điểm (mức Khá). Cụ thể:

Khi được hỏi về “Chỉ đạo thực thi chương trình giáo dục, đào tạo chú trọng hướng tới mục tiêu giáo dục kỷ luật đã xây dựng”, đã nhận được đánh giá của CBQL, GV với ĐTB là 2.78 điểm (xếp thứ 1); về việc “Tổ chức cụ thể hóa mục tiêu giáo dục kỷ luật vào chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo ở Học viện”, cũng nhận được ĐTB của CBQL, GV đánh giá là 2.76 điểm (xếp thứ 2). Kết quả

này thể hiện rất rõ là lực lượng quản lý và trực tiếp tham gia giáo dục kỷ luật cho học viên rất coi trọng đến tiêu chí đánh giá và nâng cao trình độ chun mơn, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho CBQL, GV, chính vì vậy mà việc “Kết hợp chặt chẽ học và rèn luyện toàn diện, trọng tâm là rèn luyện tinh thần cách mạng triệt để, ý chí chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật” [8, tr. 212].

Bảng 2.7 Khảo sát về quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên TT Quản lý mục tiêugiáo dục kỷ luật

Mức độ đánh giá

Thứ bậc

Tốt Khá T.B Yếu

SL % SL % SL % SL % 1. Xác định rõ mục tiêu giáo dục kỷ luậtcho học viên theo nội dung điều lệnh

quản lý bộ đội 19 22.4 32 37.6 28 32.9 6 7.0 2.75 3 2.

Quán triệt, hiểu rõ mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đối với việc hình thành kỹ xảo, kỹ năng thói quen kỷ luật cho học viên

20 23.5 28 32.9 30 35.3 7 8.2 2.72 4

3. Tổ chức cụ thể hóa mục tiêu giáo dụckỷ luật vào chương trình, nội dung

giáo dục, đào tạo ở Học viện 20 23.5 34 40.0 22 25.9 9 10.6 2.76 2 4. Chỉ đạo thực thi chương trình giáo dục,đào tạo chú trọng hướng tới mục tiêu

giáo dục kỷ luật đã xây dựng 22 25.9 31 36.5 23 27.1 9 10.6 2.78 1 5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kếtquả thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ

luật cho học viên 20 23.5 30 35.3 22 25.9 13 15.3 2.67 6 6. Kiểm tra mức độ đạt được mục tiêugiáo dục kỷ luật cho học viên theo

theo kế hoạch 19 22.4 30 35.3 27 31.8 9 10.6 2.69 5

ĐTBC 2.73

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên vẫn còn mục tiêu chưa đạt kết quả mong muốn như “Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên”, chỉ được CBQL, GV đánh giá với ĐTB là 2.67 điểm (xếp thứ 6).

Phân tích kết quả khảo sát cho thấy, trong việc thực hiện các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật ở những cơng việc cụ thể, vẫn cịn biểu hiện thiếu sự giám sát chặt chẽ. Đây chính là khâu yếu trong quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện

Hậu cần, đòi hỏi CBQL của Học viện và cán bộ ở các phịng, ban chức năng, các tiểu đồn quản lý học viên phải nghiên cứu để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm mang lại kết quả tốt nhất trong giáo dục kỷ luật cho học viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục kỷ luật cho học viên ở Học viện Hậu cần trong tình hình mới.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần

Để khảo sát thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi số 08 (mục 1, phụ lục 1) để điều tra 85 CBQL, giảng viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Khảo sát về quản lý nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên

TT Quản lý nội dunggiáo dục kỷ luật

Mức độ đánh giá

Thứ bậc

Tốt Khá T.B Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho họcviên thông qua hoạt động giảng dạy trên lớp,

tự học, tự nghiên cứu

18 21.2 33 38.8 24 28.2 10 11.8 2.69 2 2. Tổ chức hoạt động tập thể như diễn đànthanh niên, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ

theo chủ đề xác định

18 21.2 30 35.3 28 32.9 9 10.6 2.67 3

3.

Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về tích hợp nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên qua hoạt động dã ngoại học kỹ chiến thuật, diễn tập

18 21.2 31 36.5 30 35.3 6 7.06 2.72 1

4.

Tổ chức phối hợp giữa giảng viên và CBQL học viên về xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên phù hợp với đặc điểm đối tượng

16 18.8 30 35.3 26 30.6 13 15.3 2.58 5

5. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giảng viên,CBQL trong thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên

19 22.4 27 31.8 29 34.1 10 11.8 2.65 4

ĐTBC 2.66

Kết quả khảo sát quản lý nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, được CBQL, giảng viên đánh giá với ĐTBC là 2.66 điểm (mức Khá). Cụ thể:

Việc quản lý nội dung “Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về tích hợp nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên qua hoạt động dã ngoại học kỹ chiến thuật,

diễn tập”, nhận được 21.2% ý kiến CBQL, giảng viên đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 7.6% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu” và ĐTB là 2.72 điểm (xếp thứ 1); về việc “Xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên thông qua hoạt động giảng dạy trên lớp, tự học, tự nghiên cứu”, cũng nhận được 21.2% ý kiến CBQL, giảng viên đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 11.8% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu”, ĐTB là 2.69 điểm (xếp thứ 2).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả quản lý nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đã được đánh giá cao thì vẫn cịn nội dung quản lý chưa nhận được sự đánh giá tích cực của CBQL, giảng viên, như “Tổ chức phối hợp giữa giảng viên và CBQL học viên về xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên phù hợp với đặc điểm đối tượng”, với ĐTB chỉ đạt 2.58 điểm (xếp thứ 5).

Để làm rõ hơn lý do vì sao việc phối hợp giữa giảng viên và CBQL trong xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên là có kết quả thấp như vậy, chúng tơi đã phỏng vấn Đại tá Phạm Văn V (Chánh văn phòng Học viện), với câu hỏi, theo đồng chí “Việc phối hợp trong xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật giữa cơ quan quản lý hành chính và các khoa giáo viên đã được thực hiện như thế nào?”, đồng chí cho biết: Hiện nay, giữa cơ quan và các khoa giáo viên chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên theo hướng lồng ghép vào nội dung giảng dạy, nên dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn duy trì hoạt động rèn luyện kỷ luật cho học viên thông qua thực hiện các quy định về sinh hoạt hằng ngày và lễ tiết tác phong… Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý phải có biện pháp quản lý phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong xác định nội dung và duy trì kỷ luật cho học viên một cách nghiêm minh.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần

Để nghiên cứu thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi số 09 (mục 1, phụ lục 1), điều tra 85 CBQL, GV.

Nghiên cứu thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, cho thấy CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 2.67 điểm (mức Khá). Cụ thể:

Việc “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp với đối tượng học viên ở từng năm học và tình hình nhà trường”, có 29.4% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 11.8% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu” và ĐTB là 2.79 điểm (xếp thứ 1); về việc “Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho CBQL, GV, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên”, cũng nhận được 24.7% CBQL, giảng viên đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 10.6% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu”, ĐTB là 2.68 điểm (xếp thứ 2).

Bên cạnh tỷ lệ CBQL, GV đánh giá cao kết quả đã đạt được trong quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên, vẫn còn nội dung khảo sát chưa nhận được kết quả đánh giá như mong muốn, cụ thể là việc “Tổ chức lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên”, mặc dù có 23.5% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 10.6% đánh giá việc thực hiện ở mức “Yếu” và ĐTB là 2.61 (xếp thứ 5), mức thấp nhất trong các nội dung khảo sát.

Bảng 2.9. Khảo sát về quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên

TT Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật Mức độ đánh giá Thứ bậc Tốt Khá T.B Yếu SL % SL % SL % SL % 1.

Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho CBQL, GV những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên

21 24.7 25 29.4 30 35.3 9 10.6 2.68 2

2.

Tổ chức lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên

20 23.5 21 24.7 35 41.2 9 10.6 2.61 5 3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức

giáo dục kỷ luật phù hợp với đối tượng học viên ở từng năm học và tình hình

nhà trường

4. Tổ chức trang bị phương tiện hỗ trợ chophương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật 20 23.5 24 28.2 30 35.3 11 12.9 2.62 4 5.

Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật

cho CBQL, GV 19 22.4 24 28.2 36 42.4 6 7.1 2.66 3

ĐTBC 2.67

Từ kết quả trả lời các câu hỏi của CBQL, GV đã phản ánh một thực tế là tính chủ động của CBQL, GV đối với việc quản lý, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho viên là chưa tốt, vẫn còn biểu hiện chờ đợi vào hướng dẫn của cấp trên, dựa vào các đợt học tập, tập huấn do cấp trên sắp đặt và tổ chức. Ở mỗi đơn vị cụ thể, một số CBQL, GV cịn có biểu hiện thiếu chủ động, thiếu tính tích cực và sáng tạo trong đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên dẫn đến việc: “Duy trì các chế độ, nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật có cơ quan, đơn vị có lúc chưa chặt chẽ; cơng tác kiểm tra, đôn đốc thiếu kiên quyết” [11, tr.9].

Đây là vấn đề đặt ra cho CBQL các cấp trong Học viện phải nghiên cứu để tìm ra cách thức, biện pháp quản lý phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật luật cho học viên đạt kết quả tốt nhất.

2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần

Để khảo sát thực trạng quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi số 10 (mục 1, phụ lục 1) để điều tra 85 CBQL, GV. Khảo sát việc quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, cho thấy CBQL, GV đánh giá với ĐTBC là 2.65 điểm (mức Khá). Cụ thể:

Nội dung khảo sát “Xây dựng quy chế, nội quy sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ giáo dục kỷ luật cho học viên ở nhà trường”, có 24.7% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 5.9% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu” và ĐTB là 2.73 điểm (xếp thứ 1); về việc “Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng phương tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho giáo dục kỷ luật cho học

viên”, cũng có 25.9% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 11.8% ý kiến đánh giá ở mức “Yếu”, ĐTB là 2.71 điểm (xếp thứ 2).

Tuy nhiên, vẫn còn nội dung quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật chưa nhận được kết quả đánh giá cao CBQL, GV, cụ thể là “Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện giáo dục kỷ luật cho học viên cho CBQL, GV”, mặc dù có 22.9% CBQL, GV đánh giá việc thực hiện ở mức “Tốt”, 5.4% đánh giá việc thực hiện ở mức “Yếu” và ĐTB là 2.61 (xếp thứ 5), mức thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát.

Bảng 2.10. Khảo sát về quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên

TT

Quản lý CSVC, phương tiện kỹ

thuật bảo đảm cho giáo dục kỷ luật Mức độ đánh giá Thứ bậc Tốt Khá T.B Yếu SL % SL % SL % SL % 1.

Xây dựng quy chế, nội quy sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ giáo dục kỷ luật cho học viên ở nhà trường

21 24.7 25 29.4 34 40.0 5 5.9 2.73 1

2.

Xây dựng kế hoạch bảo đảm CSVC, phương tiện kỹ thuật, mơ hình học cụ phục vụ giáo dục kỷ luật cho học viên ở nhà trường

20 23.5 22 25.9 35 41.2 8 9.4 2.64 3

3.

Chỉ đạo CBQL, GV khai thác, sử dụng CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ giáo dục kỷ luật cho học viên một cách có hiệu quả

19 22.4 23 27.1 32 37.6 11 12.9 2.59 6

4.

Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện giáo dục kỷ luật cho học viên cho CBQL, GV

19 22.4 22 25.9 36 42.4 8 5.9 2.61 5

5.

Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng phương tiện kỹ thuật, thiết bị phục vụ cho giáo dục kỷ luật cho học viên

22 25.9 26 30.6 27 31.8 10 11.8 2.71 2

6.

Huy động nguồn lực tài chính, sự hỗ trợ của cấp trên trong việc cấp phát, mua sắm phương tiện kỹ thuật, đồ dùng giáo dục kỷ luật cho học viên

20 23.5 23 27.1 32 37.6 10 11.8 2.62 4

ĐTBC 2.65

bảo giáo dục kỷ luật cho học viên ở Học viện Hậu cần, đặt ra cho CBQL ở các phòng, ban chức năng, các khoa giáo viên và đội ngũ nhà giáo dục phải nghiên cứu để đề xuất với Ban Giám đốc Học viên xây dựng các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, phương tiện kỹ thuật đảm bảo giáo dục kỷ luật cho học viên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỷ luật

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 52 - 61)