Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 69 - 72)

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa

Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa địi hỏi khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần phải dựa trên nền tảng những biện pháp đang có sẵn để từ đó phát triển thành những biện pháp mới; xuất phát từ những cái có sẵn, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế để từ đó đưa ra những biện pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện. Kế thừa kinh nghiệm QLGD của các nhà trường trong Quân đội đã thực hiện; đặc biệt là kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên ở các tiểu đoàn học viên ở các trường sĩ quan trong Quân đội.

Tính kế thừa trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần chỉ rõ chất lượng quản lý phụ thuộc vào chủ thể quản lý vận dụng hiệu quả các thành tố trong hoạt động quản lý và trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép chủ thể quản lý có thể tạo ra kết quả có chất lượng, đạt được mục tiêu quản lý như mong muốn. Nguyên tắc tính kế thừa trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần có quan hệ chặt chẽ với chất lượng, kết quả quản lý.

Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên xét cho cùng là nhằm phục vụ công tác giáo dục, đào tạo của Học viện. Hoạt động giáo dục, đào tạo của Học viện Hậu cần luôn chịu sự tác động của những yếu tố khách quan, chủ quan, do vậy nó tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới của giáo dục. Mặt khác, các nội dung, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở

khoa học và thực tiễn của hoạt động quản lý giáo dục của Học viện qua nhiều năm. Đây là những kinh nghiệm quý báu cần được phân tích để áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên nói riêng ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn học viên ở Học viện Hậu cần hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ

Các biện pháp được đưa ra là một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo tác động đến tất cả các yếu tố của hoạt động này, từ cơng tác tổ chức bố trí sắp xếp CBQL, GV phù hợp với từng công việc cụ thể đến những thay đổi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên và CSVC bảo đảm hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên. Tuy nhiên, đồng bộ khơng có nghĩa là dàn đều, bình qn mà trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng, tác động chính xác vào khâu then chốt.

Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn học viên ở Học viện Hậu cần không chỉ áp dụng những biện pháp riêng lẻ mà cần phải có nhiều biện pháp khác nhau cùng hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ thống nhất nhằm tạo nên một hệ thống chỉnh thể các biện pháp tác động có hiệu quả đến quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay, phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục kỷ luật học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn quản lý học viên và từ thực tiễn giáo dục kỷ luật của các đơn vị và trong toàn Học viện đã diễn ra trong thời gian vừa qua, thấy rõ những hạn chế, thiếu sót, bất cập. Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu nội tại của quá trình giáo dục, đào tạo ở các nhà trường Quân đội trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động quân sự và xã hội địi hỏi q trình giáo dục đáp ứng nguồn lực cán bộ sĩ quan có chất lượng cao.

cần cần nghiên cứu đầy đủ, chính xác các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, tình hình hoạt động thực tiễn của cán bộ, sĩ quan đã từng học ở Học viện ra trường về các đơn vị công tác, học viên ở các tiểu đoàn học viên để xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề có tính cơ bản, then chốt cần hình thành cho học viên trong giáo dục kỷ luật, từ đó phân cơng, phân cấp giáo dục một cách hợp lý nhằm giải quyết từng khâu, từng mục tiêu cụ thể.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm mức độ khả thi

Nguyên tắc bảo đảm mức độ khả thi trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên thực chất là khả năng hiện thực hóa các biện pháp trong thực tiễn. Các biện pháp được đề xuất phải được áp dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả cao đồng thời phải phù hợp với xu thế chung và điều kiện thực tế của Học viện Hậu cần, những điều kiện đó là trình độ của chủ thể tiến hành giáo dục kỷ luật cho học viên, trình độ quản lý của CBQL; tinh thần trách nhiệm, chất lượng học viên khi trúng tuyển được phân về các tiểu đoàn học viên; điều kiện CSVC, phương tiện bảo đảm cho sinh hoạt hàng ngày và giáo dục kỷ luật ở các tiểu đoàn học viên; năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBQL ở các phịng, ban, khoa giáo viên, các tiểu đồn quản lý học viên trong toàn Học viện.

Trong quá trình giáo dục, ở từng thời điểm cụ thể chủ thể giáo dục kỷ luật phải phát hiện kịp thời các nhân tố có ảnh hưởng nhất, những mặt tác động chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến hành động, hành vi kỷ luật của học viên để tạo điều kiện cho các nhân tố ấy phát huy tác dụng tích cực trong hình thành thói quen kỷ luật cho học viên. Bên cạnh đó, cần quan tâm để tạo điều kiện cho mỗi học viên phát huy tinh thần, trách nhiệm trong tự học, tự rèn luyện nhằm hoàn thiện phẩm chất nhân cách trong đó có phẩm chất kỷ luật.

3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm huy động sự tham gia tích cực, tự giác tối đa của học viên

Đây là nguyên tắc quan trọng xuyên suốt trong hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên. Chỉ khi nào chuyển hóa được học viên thành những chủ thể hoặc một phần chủ thể của mọi hoạt động trong nhà trường thì sẽ huy động tối đa

những khả năng của học viên vào các hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục kỷ luật nói riêng.

Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội có kết quả cao được thể hiện ở chỗ mọi thành viên tự giác thực hiện các yêu cầu chung và có ý thức xây dựng tập thể, tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể cũng như hồn thành chức trách, nhiệm vụ của mình. Làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên trong Học viện tham gia quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên, chính là bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi học viên. Chỉ có sự tham gia một cách tích cực và tự giác của học viên mới góp phần tạo nên hiệu quả bền vững của hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 69 - 72)

w