Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 72 - 92)

sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, học viên về tầm quan trọng hoạt động giáo dục kỷ luật và quản lý giáo dục kỷ luật

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn học viên trong toàn Học viện Hậu cần về hoạt động giáo dục kỷ luật, quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên để giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, khả năng tham gia các hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên của CBQL, GV những chủ thể trực tiếp tham gia giáo dục kỷ luật cho học viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỷ luật, giúp học viên phát huy tinh thần tự chủ, cố gắng vươn lên để trở thành những học viên mẫu mực trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày.

Để hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đạt hiệu quả tốt nhất, trước hết phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật cho CBQL, GV, các chủ thể tiến hành giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên ở các tiểu đoàn học viên, để CBQL, GV của Học viện xác định trách nhiệm trong tổ chức thực hiện có hiệu quả giáo dục kỷ luật cho học viên.

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về nhiệm vụ, nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, trước hết làm cho mỗi CBQL, GV hiểu rõ mục đích của hoạt động giáo dục kỷ luật là giúp học viên từng bước nhận thức đúng các giá trị, chuẩn mực hành vi trong hoạt động quân sự, kỹ năng ứng xử trong quan hệ với cán bộ chỉ huy, đồng đội, tạo lập thói quen hành động có kỷ luật, từ đó giúp học viên tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện một cách tích cực, phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo cán bộ sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Một là, đối với các cấp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên

Theo kế hoạch hoạt động của Học viện đã được xây dựng hàng năm, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về giáo dục kỷ luật, quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật theo định kỳ tùy theo đơn vị nhưng ít nhất một lần cho một năm học. Về nội dung bồi dưỡng tập trung vào những kiến thức pháp luật, các quy chế, quy định và cách thức quản lý… Để tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi hội thảo thành công, Ban Giám đốc Học viện chỉ đạo Phịng Đào tạo, Phịng Chính trị, Văn phịng Học viện lựa chọn nội dung cần bồi dưỡng, xác định thời gian tiến hành và lực lượng tham gia bồi dưỡng.

Xác định nội dung chuyên đề bồi dưỡng phải thiết thực, tập trung vào kiến thức pháp luật, quy chế, quy định giáo dục, đào tạo, quy định sinh hoạt nơi tập thể…, cách thức giải quyết những bức xúc về đạo đức về vi phạm pháp luật, điều lệnh, điều lệ Quân đội, vi phạm các quy chế, quy định của nhà trường mà chưa giải quyết thỏa đáng, từ đó làm sáng tỏ vai trị, vị trí của các lực lượng và

sự phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục kỷ luật và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn học viên trong toàn Học viện Hậu cần.

Hai là, đối với các chủ thể tham gia giáo dục kỷ luật cho học viên ở các

phòng, ban, khoa giáo viên

Các khoa giáo viên, tiểu đoàn quản lý học viên phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng (phòng, ban), tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị để quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Hậu cần đến CBQL ở các phòng, ban, giảng viên khoa giáo viên, để mọi người nắm chắc các văn bản, quy định mới để tiến hành lồng ghép vào giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các lớp, các đại đội, các tiểu đoàn học viên trong tồn Học viện Hậu cần thơng qua các bài giảng trên lớp và rèn luyện hằng ngày.

CBQL ở các phòng, ban, khoa giáo viên cần triển khai các văn bản của cấp trên, các quy định cụ thể của Học viện về công tác giáo dục kỷ luật cho học viên một cách cụ thể, đầy đủ và kịp thời; quán triệt các kế hoạch giáo dục kỷ luật, xác định vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc thực hiện công tác giáo dục kỷ luật cho học viên.

Mỗi chủ thể trực tiếp giáo dục kỷ luật cho học viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, lấy cái “tâm” của nhà sư phạm làm gốc, lấy cái “nhân” của con người làm trọng, lấy chuyên môn làm thước đo giá trị trong quán triệt và tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Theo chức năng, nhiệm vụ mỗi chủ thể giáo dục phải nghiên cứu, nắm chắc nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho phù hợp với từng đối tượng học viên, đánh giá xếp loại kết quả học tập của học viên một cách khách quan, cụ thể, chính xác trong từng học kỳ.

Ba là, đối với cán bộ trực tiếp quản lý học viên sĩ quan cấp phân đội

quần chúng ở các tiểu đoàn học viên tổ chức tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua xây dựng đơn vị “Xanh, sạch, đẹp”, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và mỗi cán bộ, học viên là một tấm gương sáng về đạo đức lối sống, chấp hành kỷ luật.

Cán bộ đại đội, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng ở các đơn vị quản lý học viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho học viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tìm hiểu, nắm chắc đặc điểm từng đối tượng học viên nhất là học viên có tính cá biệt. Hướng dẫn học viên trong học tập, rèn luyện phải tự giác trong nhận thức để biến kiến thức được trang bị thành hành động cụ thể, xây dựng tập thể học viên ở các tiểu đoàn học viên thành một tập thể đồn kết, gắn bó, lành mạnh, đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, rèn luyện. Trong tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên, các chủ thể giáo dục phải nâng cao tinh thần mẫu mực về đạo đức, chuẩn về tác phong sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ. Phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục kỷ luật hiện nay, có ý thức, trách nhiệm cao, nhiệt tình và vận dụng các phương pháp giáo dục kỷ luật, thường xuyên nhắc nhở học viên có thói quen mọi lúc mọi nơi trong việc chấp hành pháp luật, quy chế, quy định của Học viện Hậu cần.

Bốn là, đối với các tổ chức đoàn thể trong Học viện

Các tổ chức đoàn thể trong Học viện Hậu (Tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội đồng quân nhân…), cần cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục kỷ luật cho học viên, giúp học viên tìm hiểu pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, nội quy, quy định của Học viện; chức trách, nhiệm vụ của học viên. Phát huy vai trị xung kích của Đồn thanh niên trong tổ chức hội thảo chuyên đề, thảo luận các tình huống khi vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước để giáo dục kỷ luật cho học viên... Trong mỗi buổi hội thảo có thể mời cán bộ của Học viện, các phòng, ban chức năng và giảng viên của các khoa giáo viên đến nói chuyện và tư vấn cho học viên các vấn đề có liên quan đến chấp hành pháp luật, kỷ luật

Quân đội của người học viên. Khi tổ chức hội thảo các chuyên đề, cần phải chuẩn bị kỹ về nội dung, hình thức hội thảo, hướng dẫn học viên nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nội dung tham gia thảo luận, các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Chọn những người có khả năng để tham gia điều khiển hội thảo và sau hội thảo phải có tổng kết, thống nhất một số nội dung, từ đó nhân rộng để mọi người cùng thực hiện.

Đoàn Thanh niên đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo nên khơng khí thi đua sơi nổi ở các tiểu đồn học viên, qua đó giáo dục ý thức tơn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, làm cho mỗi học viên nhận thức đầy đủ về nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, quy chế, quy định của Học viện Hậu cần, có thái độ tích cực trong đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu trong sinh hoạt và học tập của học viên như nói tục, chửi thề, uống rượu, bia và một số tệ nạn khác.

Hội đồng quân nhân ở các tiểu đoàn quản lý học viên, triển khai bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kỷ luật Quân đội, Điều lệnh, Điều lệ Quân đội và các quy định của Học viện thông qua xây dựng tủ sách pháp luật, treo những bảng pano tuyên truyền về pháp luật, kỷ luật; tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy chế, quy định của Học viện, nhiệm vụ của người học viên. Những nội dung tuyên truyền phải chuyển tải đến học viên một cách mềm dẻo, linh hoạt, tránh khơ cứng máy móc. Cơng tác giáo dục kỷ luật cho học viên phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, được tiến hành theo kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban Giám đốc chỉ đạo cơ quan chức năng quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp. Giải đáp các thắc mắc về tổ chức các hoạt động giáo dục duy trì nghiêm kỷ luật cho học viên khi có yêu cầu.

Cần chuẩn bị đầy đủ nội dung, chương trình, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Học viện về kỷ luật, giáo dục và

quản lý kỷ luật.

3.2.2. Tổ chức xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung và thực hành hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại Học viện Hậu cần

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật cho mỗi học viên và cả tập thể học viên, là cơ sở tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức, hành động của tập thể hướng vào thực hiện tốt nhất chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, Điều lệnh, Điều lệ Quân đội, pháp luật Nhà nước. Xác định đúng mục tiêu, nội dung giáo dục kỷ luật và thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đạt chất lượng cao nhất theo mục tiêu giáo dục kỷ luật đã xác định.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung giáo dục kỷ luật bảo đảm tính hệ thống, kế thừa và liên tục cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm, sinh lý của học viên là nguyên tắc trong giáo dục, nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỷ luật.

Khi đã xây dựng được mục tiêu, thiết kế nội dung sẽ có cơ sở để tổ chức thực hành giáo dục kỷ luật cho học viên và sẽ định lượng được những việc phải tiến hành để quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên. Thực tế chứng minh sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi học viên cũng như của cả tập thể học viên là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục của nhà giáo dục với vai trò chủ quan của mỗi học viên (chủ thể của quá trình tự giáo dục, rèn luyện một cách tự giác nghiêm minh). Quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên, một mặt giúp học viên tiếp thu được kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp, mặt khác rèn luyện cho học viên thói quen kỷ luật trong q trình học tập, rèn luyện tại trường.

Một là, xây dựng mục tiêu giáo dục kỷ luật

Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên được coi như chiếc cầu nối liền từ vị trí hiện tại đến đích của hoạt động, giúp cho việc giáo dục kỷ luật diễn ra theo dự kiến chứ không diễn ra một cách tùy tiện, ngẫu nhiên… Xác định mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên phải được thể hiện đầy đủ ở những dự báo về trình độ nhận thức, thái độ tình cảm đối với việc chấp hành kỷ luật và thói quen hành vi kỷ luật của mỗi học viên.

Mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần là giáo dục pháp luật Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ Quân đội, quy định của Tổng cục Hậu cần và Học viện nhằm tạo nên sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng và hành động theo yêu cầu chính qui. Xây dựng ý thức tự giác chấp hành các quy định trong Điều lệnh quản lý bộ đội, các chế độ sẵn sàng chiến đấu, công tác, huấn luyện, nội quy làm việc theo chức trách, nhiệm vụ, giữ nghiêm kỷ luật của học viên sĩ quan cấp phân đội.

Xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho các tổ chức, các chủ thể, đối tượng giáo dục hành động đúng phương hướng, có động cơ, có nghị lực và sức mạnh để khắc phục những trở ngại nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu được xây dựng cụ thể sẽ cho phép nhà quản lý lập kế hoạch, ra quyết định giáo dục và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để tiến hành giáo dục. Chỉ khi nào xác định rõ mục tiêu mới tìm ra được những bước đi và cách làm cụ thể.

Như vậy, xây dựng mục tiêu, là công đoạn khởi đầu của các khâu giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần. Xây dựng được mục tiêu giáo dục kỷ luật cho học viên là căn cứ thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật cho học viên.

Hai là, thiết kế nội dung giáo dục kỷ luật

Nội dung giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội là những quy định của pháp luật Nhà nước; Điều lệnh, Điều lệ Quân đội; quy chế quy định của Học viện, hướng vào phát triển, hồn thiện niềm tin và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động phịng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ

những tác động xấu trong chấp hành kỷ luật; đấu tranh phê phán, chống lại những nhận thức, biểu hiện sai trái làm suy giảm tính tổ chức, tính kỷ luật; nắm chắc các bước, các biện pháp và các hình thức xử lý, thi hành kỷ luật.

Nội dung giáo dục kỷ luật phải hướng vào phát triển tính tích cực trong rèn luyện thể lực, sức khoẻ, tinh thần chịu đựng những khó khăn thử thách, có tính kiên trì, ý chí quyết tâm vượt khó khăn trở ngại để giành kết quả cao trong học tập, rèn luyện; mang mặc đúng lễ tiết tác phong, sinh hoạt, phát ngôn giao tiếp và giải quyết các mối quan hệ hàng ngày một cách hợp lý. Thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 72 - 92)

w