Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 63 - 69)

Từ những phân tích về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, tác giả khái quát một số ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nhằm đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đạt kết quả tốt hơn.

2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.6.1.1. Ưu điểm

Một là, nhận thức về giáo dục kỷ luật và quản lý hoạt động giáo dục kỷ

luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội

Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện, CBQL ở các phòng, ban chức năng, các khoa giáo viên và các tiểu đoàn quản lý học viên và giảng viên luôn nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng giáo dục kỷ luật và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội nên trong tổ chức thực hiện nên tạo được chuyển biến tích cực trong giáo dục kỷ luật cho học viên.

Hai là, xác định mục tiêu và quản lý mục giáo dục kỷ luật cho học viên

Cán bộ quản lý, giảng viên thuộc các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên luôn nắm vững Điều lệnh, Điều lệ Quân đội, quy chế quy định của Học viện trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục kỷ luật cho học viên nói riêng, từ đó xác định mục tiêu giáo dục và quản lý mục tiêu giáo dục kỷ luật để triển khai thực hiện và mang lại kết quả.

Ba là, quản lý nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

kỷ luật cho học viên

CBQL, GV trong toàn Học viện Hậu cần đã chủ động nghiên cứu, nắm chắc các quy chế, quy định của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo để quản lý nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội một cách phù hợp. Ban Giám đốc

Học viện thường xuyên chỉ đạo CBQL ở các phòng, ban chức năng các khoa giáo viên, các đơn vị quản lý học viên xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục và tạo điều kiện cho học viên phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập. Từng CBQL, GV của Học viện luôn phấn đấu để làm tốt nhiệm vụ quản lý nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kỷ luật góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên theo yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Bốn là, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên

Cán bộ quản lý ở các cơ quan đơn vị, đặc biệt là CBQL học viên thường xuyên làm tốt công tác hướng dẫn và chỉ đạo học viên thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng thói quen kỷ luật theo điều lệnh, điều lệ và quy định của Học viện, đơn vị, bảo đảm khách quan, cơng tâm, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho học viên phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập, rèn luyện để đáp ứng ngày càng tốt hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí về phẩm chất, năng lực của người sĩ quan cấp phân đội.

2.6.1.2. Nguyên nhân ưu điểm

Một là, quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan

cấp phân đội ở Học viện đã bám sát quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng, Cục nhà trường - Bộ Tổng tham mưu và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám đốc Học viện Hậu cần về tổ chức giáo dục, đào tạo nói chung giáo dục kỷ luật cho học viên nói riêng, về quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đã được quy định. Các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên trong toàn Học viện đã vận dụng các lý thuyết về quản lý giáo dục, kinh nghiệm trong chỉ đạo quản lý để tạo điều kiện cho các lực lượng tham gia giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

Hai là, quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân

đội ở Học viện đã được triển khai, thực hiện đúng theo quy định điều lệnh quản lý bộ đội của Bộ Quốc phòng, quản lý giáo dục, rèn luyện học viên của Cục Nhà

trường - Bộ Tổng tham mưu, từ đó khuyến khích học viên tích cực phấn đấu vươn lên để tự hoàn thiện phẩm chất, năng lực, kỹ xảo, kỹ năng thói quen kỷ luật theo yêu cầu giáo dục, đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

Ba là, đa số học viên viên tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu, rèn

luyện hình thành kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật và nâng cao tính tích cực trong chấp hành kỷ luật theo yêu cầu kỷ luật Quân đội. Trong quá trình giáo dục kỷ luật và tự giáo dục, rèn luyện kỷ luật, mỗi học viên đã xác định rõ nhu cầu, động cơ giáo dục, rèn luyện kỷ luật, từ đó chủ động, tích cực tham gia giáo dục, rèn luyện kỷ luật nhằm hình thành, phát triển và từng bước hồn thiện kỹ xảo, kỹ năng, thói quen sống có kỷ luật của người quân nhân cách mạng.

Bốn là, CBQL, GV luôn năng động, tổ chức quản lý điều hành kiên quyết,

có hiệu quả các hoạt động giáo dục giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện. Trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, CBQL luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của CBQL các cấp, giảng viên, học viên một cách chân thành, trên cơ sở đó điều chỉnh kịp thời những hạn chế trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần.

2.6.2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

2.6.2.1. Hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động giáo dục kỷ luật và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm sau

Một là, một số hoạt động giáo dục, rèn luyện kỷ luật và công tác tổ chức,

chỉ đạo hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần trong những thời điểm nhất định chưa đi vào nền nếp, hiệu quả chưa cao; việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên chưa được quan tâm đúng mức.

Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều chỉnh các nhiệm vụ, nội dung

hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên còn biểu hiện thiếu đồng bộ, chưa trở thành nhiệm vụ thường kỳ ở các phòng, ban chức năng, các khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên.

Ba là, trong quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên, cơ quan

tham mưu có lúc chưa làm hết trách nhiệm trong việc đề xuất, tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện về điều động, bổ nhiệm cán bộ cho các đơn vị quản lý học viên, mua sắm bảo đảm CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại Học viện.

Bốn là, công tác kiểm tra, đánh giá, kết quả hoạt động giáo dục kỷ luật

cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các tiểu đoàn quản lý học viên kết quả đạt được vẫn còn thấp so với chỉ tiêu đã đề ra; việc tổng kết, rút kinh nghiệm và phản hồi ý kiến đến học viên nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện chưa được thực hiện một cách thường xuyên.

2.6.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Một là, nhận thức của một số CBQL, GV ở các đơn vị quản lý học viên,

các phòng, ban chức năng, các khoa giáo viên về hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên và quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội có nội dung chưa cụ thể, chưa quan tâm đúng mức, còn biểu hiện xem nhẹ đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho học viên cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động này trong quá trình giáo dục, đào tạo tại Học viện.

Hai là, tổ chức, chỉ đạo xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở một số đơn vị trong Học viện có lúc, có nơi chưa trở thành nền nếp. Đội ngũ CBQL, GV được giao nhiệm vụ giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội chưa chủ động, tích cực trong thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục kỷ luật vào giảng dạy và rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật của học viên, nên chất lượng đạt được ở một số thời điểm còn thấp.

Ba là, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỷ luật cho học

chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng và ban hành được tiêu chí đánh giá cụ thể về mức độ hình thành và hồn thiện kỹ xảo, kỹ năng, thói quen kỷ luật cho học viên theo yêu cầu chức năng nhiệm vụ của chuyên ngành đào tạo sĩ quan Hậu cần cấp phân đội.

Bốn là, một số học viên chưa nắm vững quy chế, quy định, chưa có kiến

thức về kỷ luật. Thực tế vẫn cịn một số học viên có tâm lý xem nhẹ nội dung giáo dục, rèn luyện kỷ luật ngay trong quá trình học tập, rèn luyện nên trong chấp hành các quy chế, quy định cịn mang tính đối phó, dẫn đến vi phạm điều lệnh, điều lệ, quy chế, quy định của Học viện đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện kỷ luật của bản thân và không đạt mục tiêu đã đề ra.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần, đã được Ban Giám đốc Học viện, các chủ thể giáo dục kỷ luật cho học viên quan tâm trong quản lý, tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên. Vì vậy, trong học tập, rèn luyện kỷ luật hằng ngày học viên đã có những chuyển biến tích cực trong chấp hành kỷ luật theo các quy chế, quy định, hầu hết học viên đều có ý thức tu dưỡng đạo đức, chấp hành kỷ luật, chăm chỉ học tập, rèn luyện theo yêu cầu giáo dục, đào tạo.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, vẫn còn nội dung chưa đạt như xây dựng và triển khai thực hiện mục tiêu, nội dung, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỷ luật có lúc, có nơi chưa phù hợp với đối tượng học viên; chỉ đạo học viên tự giáo dục, rèn luyện kỷ luật và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đạt được ở mức thấp.

Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần có lúc cịn bị xem nhẹ, chưa có sự phối kết hợp các hoạt động với nhau, vẫn cịn biểu hiện sự áp đặt mệnh lệnh hành chính và nặng về tuyên truyền, kêu gọi. Nghiệp vụ quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật của một số CBQL, GV chưa cao, chưa có chiều sâu; kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng chưa được thực hiện tốt, chưa tiến hành thường xuyên; việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm cịn xem nhẹ.

Để khắc phục những hạn chế thiếu sót trên đòi hỏi CBQL các cấp trong Học viện Hậu cần, cần nghiên cứu để tìm ra cách thức quản lý và sử dụng có

hiệu quả các phương pháp quản lý, phù hợp với điều kiện thực tế của Học viện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần. Đây là nội dung tác giả sẽ làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO HỌC VIÊN SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần hiện nay (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w