7. Phương pháp luận nghiên cứu
2.4. Thực trạng cơng tác quản lí đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng Trường Trung
2.4.1. Về tuyển dụng đội ngũ giáo viên
2.4.1.1. Về quy trình tuyển dụng
Trường Trung cấp KT-KT Cà Mau thực hiện việc tuyển dụng căn cứ vào các văn bản quy định như: Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, cơng chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP; Thông tư số 04/2007/TT- BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh Cà Mau, ban hành Quy định về phân cấp quản lí viên chức của tỉnh Cà Mau; Công văn
53
số 1554/SNV-TCCB ngày 31/12/2008 của Sở Nội vụ Cà Mau về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của phân cấp quản lí cán bộ, cơng chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Cà Mau; nhà trường thực hiện quy trình tuyển dụng viên chức, trong đó có giáo viên như sau:
- Các Phòng, Khoa, Trung tâm căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch hoạt động, đề xuất nhu cầu tuyển dụng cho năm học mới (các chức danh, số lượng, trình độ chuyên mơn), trình Hiệu trưởng xem xét;
- Hiệu trưởng xây dựng Bảng chức danh công việc, kế hoạch biên chế viên chức gửi Sở Giáo dục
- Sở GD & ĐT dục trình UBND tỉnh quyết định biên chế viên chức từng năm cho Trường;
- Nhà trường thông báo về việc tuyển dụng viên chức;
- Phòng Hành chính – Tổ chức thu nhận hồ sơ của các ứng viên;
- Trường thành lập Hội đồng thi tuyển (hoặc xét tuyển) viên chức, thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức (Trường tổ chức xét tuyển);
- Trường gửi báo cáo kết quả xét tuyển viên chức về Sở Giáo dục và đề nghị Sở Giáo dục xem xét trình UBND tỉnh quyết định cơng nhận kết quả;
- Sau khi có Quyết định công nhận kết quả xét tuyển viên chức của UBND tỉnh; Hiệu trưởng ra quyết định về việc tuyển dụng viên chức; thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP;
- Phân công viên chức về các phòng khoa để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo bộ phận; thực hiện thử việc đối với viên chức;
- Đánh giá kết quả thử việc và thực hiện việc bổ nhiệm ngạch viên chức.
2.4.1.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng giáo viên
Bảng 2.10: Thống kê số lượng giáo viên được tuyển dụng từ năm 2010 đến năm 2012 TT Năm tuyển dụng Số lượng Trong đó TS ThS ĐH 1 2010 3 0 0 3
54
2 2011 6 0 3 3
3 2012 2 0 1 1
(Nguồn Trường TC.KT-KT Cà Mau, 2013) Trong ba năm gần đây, từ năm học 2010 – 2011 đến nay nhà trường đã tiếp nhận, tuyển dụng và hợp đồng 11 giáo viên. Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng đa phần là trẻ tuổi, có 04 người đạt trình độ trên đại học. Đa số giáo viên mới được tuyển dụng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, số ít chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm nên gặp khơng ít khó khăn trong q trình giảng dạy. Do thiếu giáo viên nên việc tuyển dụng giáo viên chủ yếu thông qua xét tuyển, hầu hết các giáo viên được tuyển dụng về trường chỉ xét duyệt thông qua hồ sơ. 100% giáo viên được tuyển dụng về trường, khi hết thời gian tập sự đều được bổ nhiệm chính thức vào ngạch giáo viên.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên
TT Nội dung Mức độ thường xuyên TB Mức độ hiệu quả
TB 4 3 2 1 4 3 2 1 1 Thực hiện sự phân cấp trong tuyển dụng 11 28 5 2 3.04 13 22 10 1 3.02 23.9 60.9 10.9 4.3 28.3 47.8 21.7 2.2 2 Cơng khai, minh bạch
quy trình tuyển dụng 18 15 12 1 3.09 20 14 10 2 3.13 39.1 32.6 26.1 2.2 43.5 30.4 21.7 4.3 3 Tiêu chí tuyển dụng hợp lý 19 18 9 0 3.22 17 19 10 0 3.15 41.3 39.1 19.6 0 37.0 41.3 21.7 0 4 Đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng 14 20 11 1 3.02 14 21 10 1 3.04 30.4 43.5 23.9 2.2 30.4 45.7 21.7 2.2
5 Đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường 21 18 6 1 3.28 20 19 6 1 3.26 45.7 39.1 13.0 2.2 43.5 41.3 13.0 2.2
Qua bảng số liệu khảo sát ở Bảng 2.10; Bảng 2.11 và qua trao đổi, phỏng vấn trong cán bộ, giáo viên, qua thực tế cơng việc đảm trách, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về công tác tuyển dụng giáo viên như sau:
a. Sự phân cấp trong tuyển dụng
Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 2.11, việc cơng khai quy trình tuyển dụng cũng được thực hiện khá thường xuyên (ĐTB: 3.09) và khá hiệu quả (ĐTB: 3.13).
55
Việc thực hiện quy trình tuyển dụng được ban lãnh đạo nhà trường bàn bạc thông qua. Sự phân cấp trong tuyển dụng giáo viên cũng thực hiện khá tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí này được đánh giá ở mức độ khá thường xuyên (ĐTB: 3.04) và khá hiệu quả (ĐTB: 3.02). Trong thực tế, theo quy trình tuyển dụng, lãnh đạo khoa, trung tâm nhận định, phân tích tình hình và đề nghị số lượng giáo viên và chuyên ngành sẽ tuyển thêm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tuyển dụng. Có thể nói nhà trường đã thực hiện khá tốt sự phân cấp trong tuyển dụng.
b. Số lượng tuyển dụng
Trong ba năm gần đây, nhà trường đã tuyển dụng được 11 giáo viên, trong đó có bốn giáo viên có trình độ thạc sĩ, số cịn lại là đại học. Thực tế cho thấy, hiện nay theo quy định của Bộ GD & ĐT về tỷ lệ 30 học sinh /giáo viên thì ở trường đảm bảo đủ số lượng.
c. Tiêu chí tuyển dụng
Kết quả khảo sát cho thấy việc đảm bảo tiêu chí tuyển dụng hợp lý được thực hiện ở mức khá thường xuyên (ĐTB: 3.22) và khá hiệu quả (ĐTB: 3.15). Các tiêu chí tuyển dụng của nhà trường chủ yếu căn cứ theo quy định của Nghị định 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ, ưu tiên các ứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun mơn cao, có nhiều thành tích trong hoạt động phong trào, các ứng viên thuộc các đối tượng ưu tiên như anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con liệt sĩ, thương – bệnh binh, ngồi ra cịn nhà trường cịn ưu tiên các ứng viên có hộ khẩu trong tỉnh và đã có thời gian hợp đồng làm việc với nhà trường. Mặc dù vậy, trong quá trình xét tuyển vẫn tồn tại tính chủ quan, ưu ái cá nhân nên nhiều khi một số tiêu chí tuyển dụng bị bỏ qua vì vậy việc tính cơng bằng trong tuyển dụng đơi lúc vẫn cịn hạn chế.
d. Tính cân đối giữa các bộ mơn trong tuyển dụng giáo viên
Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng giáo viên đều đạt ở mức độ khá (ĐTB: 3.02 và 3.04). Trong những năm gần đây công tác tuyển dụng đã thực hiện khá tốt việc đảm bảo tính hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng do làm tốt cơng tác rà
56
sốt, sắp xếp biên chế cũng như theo sát tình hình đào đạo và xu hướng phát triển của nhà trường. Hiện tại nhà trường đang đào tạo 13 mã ngành TCCN và 3 mã ngành trung cấp nghề với số lượng giáo viên ở các khoa tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng có Khoa thiếu, thừa giáo viên, nhà trường đã hợp đồng thỉnh giảng với một số giáo viên có trình độ cao từ trường Cao Đẳng Cộng Đồng nhưng cũng không tránh khỏi bị động, dẫn đến trường hợp giáo viên dạy quá tải; có ngành học chưa có giáo viên chun ngành. Tình trạng thiếu thừa cục bộ gây ra sự lãng phí lao động và mất cân đối. Điều này yêu cầu công tác tuyển dụng cũng như sử dụng phải có sự linh hoạt và khoa học hơn để khắc phục tình trạng trên.
Về đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kết quả khảo sát cho thấy tiêu chí này được đánh giá khá cả về mức độ thường xuyên và hiệu quả (ĐTB: 3.28 và 3.26). Cơng tác tuyển dụng tuy cịn một vài bất cập nhưng số lượng giáo viên được tuyển dụng những năm gần đây hầu hết là có trình độ thạc sĩ hoặc đang học thạc sĩ ngày càng cao. Mặt khác, các giáo viên trẻ được tuyển dụng với đầy nhiệt huyết và tinh thần học tập nâng cao trình độ nên chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường cũng được cải thiện khá tốt. Chình vì vậy có thể nói, cơng tác tuyển dụng đã đáp ứng phần nào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường